Rất nhiều người trẻ ở Hàn Quốc sẵn sàng bỏ ra $90 mỗi ngày (khoảng 2 triệu đồng) để bị nhốt lại trong “nhà tù” nhằm thoát khỏi những áp lực của công việc và cuộc sống.

Để được “nhốt lại” trong trại giam Prison Inside Me nằm tại phía đông bắc Hàn Quốc, khách hàng sẽ phải trả chi phí khoảng 2 triệu mỗi ngày. Nhà giam này không chỉ có người đi làm biết tới mà còn có cả những sinh viên sẵn sàng bị nhốt lại suốt 24 giờ trong phòng kín rộng khoảng 5m2. Ý tưởng kinh doanh này đã đánh đúng vào thực trạng làm việc khắc nghiệt đang diễn ra tại Hàn Quốc.

{keywords}

Khách hàng sẽ phải trả chi phí khoảng 2 triệu mỗi ngày để được nhốt lại

Người lập ra khách sạn, cựu công tố viên Kwon Yong-seok cho biết, đã có giai đoạn ông làm việc thực sự vất vả với thời gian làm việc liên tục lên tới 100 giờ/ tuần. Quá mệt mỏi, Kwon bèn đề nghị với thống đốc nhà tù xin được ngồi trong tù một tuần để điều trị tâm lý.

Dĩ nhiên, lời đề nghị này bị từ chối. Nhưng Kwon đã lên ý tưởng mở một khách sạn theo phong cách nhà tù tại vùng núi cách Seoul 100km về phía đông bắc.

"Tôi cảm thấy quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần nhưng lại không đủ dũng cảm để từ bỏ công việc hiện tại. Tôi không biết phải làm gì với cuộc sống của mình trong thời gian tiếp theo", Kwon chia sẻ.

"Sau đó, tôi chợt nghĩ đến việc thử bị biệt giam trong vòng một tuần. Ở một thế giới không thuốc lá, rượu bia, thoát khỏi sếp và không tiếp xúc với công việc có lẽ sẽ giúp tôi thông suốt về những bước đi tiếp theo. Đó là lý do khiến tôi nảy ra ý tưởng về trại giam Prison Inside Me”.

Prison Inside Me có 28 phòng, bên trong trải một tấm thảm yoga, một chiếc bàn nhỏ, một cuốn sổ, bút viết, một cái bồn cầu, bồn rửa và một cửa sổ hướng về những ngọn đồi. Khi bước vào, khách hàng sẽ giống như những tù nhân thực sự. Họ phải ngủ trên sàn, ăn uống được phục vụ theo thời gian quy định thông qua khe cửa.

{keywords}

Họ phải ngủ trên sàn.

{keywords}

Ăn uống được phục vụ theo thời gian quy định thông qua khe cửa.

Tuy nhiên, khác với những nhà tù thực sự, sàn phòng ở đây sẽ được lát gỗ kèm theo hệ thống sưởi. Ngoài ra, sẽ có thêm một ấm đun nước và một bộ ấm pha trà.

Các phòng sẽ được khóa chặt  ởbên ngoài, nhưng khách sẽ được hướng dẫn cách tháo chốt trong trường hợp thực sự khẩn cấp cần phải ra ngoài.

Tuy nhiên, theo Noh Ji-Hyant, người đồng sáng lập ra Prison Inside Me, rất hiếm trường hợp phải thoát ra trước thời hạn. Bởi lẽ với họ, thế giới bên ngoài mới thực sự là ngục tù.

"Mọi người ban đầu thấy ngồi trong buồng giam thật ngột ngạt. Nhưng ở trong đó rồi, họ mới nhận ra đây không thực sự là nhà tù. Chốn ngục tù thực sự là nơi họ sẽ phải trở về sau đó”, Noh nói.

Đến với Prison Inside Me, khách hàng sẽ phải nộp lại đồng hồ, điện thoại di động và mặc một bộ đồng phục màu xanh. Họ được khuyến khích không giao tiếp với các “tù nhân” khác nhưng vẫn có thể kiểm tra điện thoại một lần một ngày nếu có nhu cầu.  

Tại Prison Inside Me, các "tù nhân" có thể chọn tham dự các lớp học tâm linh, phục hồi tinh thần. Nhưng đa số chọn ngồi thiền trong phòng, tự nhìn nhận lại bản thân nhiều hơn.

Park Woo-sub, một "tù nhân" từng sử dụng dịch vụ này cho biết: "Ban đầu cảm giác rất ngột ngạt. Nhưng ngay sau đó, nó đã giúp tôi có thời gian để nhìn lại bản thân và tự nói chuyện với chính mình”.

"Trớ trêu thay, nhà tù này lại mang đến cho tôi cảm giác được tự do" - một tù nhân khác tên Park Hye-Ri, 28 tuổi cho biết.

{keywords}

Trớ trêu thay, nhà tù này lại mang đến cho nhiều người cảm giác được tự do

Hiện đã có hơn 2000 người đăng ký tới Prison Inside Me kể từ ngày mở cửa vào năm 2013. Mức giá để được "ngồi tù" tại đây là $90 mỗi ngày (khoảng 2 triệu đồng) và thời gian bị giam có thể kéo dài 1 tuần, mặc dù đa số chỉ chọn hai ngày.

Mặc dù được mệnh danh là "Vùng đất của những buổi sáng yên bình" nhưng Hàn Quốc lại là một trong những đất nước có cường độ làm việc quá sức trên thế giới. Năm 2017, trung bình mỗi người Hàn phải làm việc tới 2.024 giờ/năm, đứng thứ 3 trong số các nước có giờ làm nhiều nhất.

Tỉ lệ tự tử ở đây cao gấp đôi ở Mỹ và là một trong số các nước có tỉ lệ tự sát cao nhất thế giới.

Giữa năm 2018, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phải ra điều luật khống chế thời gian lao động chỉ tối đa 52 giờ/tuần (40 giờ cơ bản, 12 giờ làm thêm). Trước đó, thời gian tối đa là 68 giờ. Công ty nào bị phát hiện vi phạm có thể sẽ phải nộp một khoản tiền phạt lớn kèm theo 2 năm tù giam.

Thúy Nga (Theo Telegraph)

Thiếu niên Nhật tự tử cao nhất trong 30 năm gần đây

Thiếu niên Nhật tự tử cao nhất trong 30 năm gần đây

Các vụ tự tử của giới trẻ Nhật Bản đã lên tới mức cao nhất trong 30 năm gần đây, thông tin từ Bộ Giáo dục nước này cho hay hôm Thứ Hai, 5/11.

Nghiên cứu sinh người Việt tự tử ở MIT

Nghiên cứu sinh người Việt tự tử ở MIT

Vu kiện tụng giữa gia đình và nhà trường kéo dài 7 năm vừa được tòa án ra phán quyết cuối cùng.

Áp lực học hành, nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh

Áp lực học hành, nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh

Theo cơ quan chức năng, trước khi tự tử, nam sinh có để lại bức thử tuyệt mệnh với nội dung áp lực về học tập từ gia đình.

Nam sinh Sài Gòn nhảy lầu tự tử do thi điểm thấp

Nam sinh Sài Gòn nhảy lầu tự tử do thi điểm thấp

Do điểm thi không tốt, một nam sinh viên của trường cao đẳng ở TP.HCM định nhảy lầu tự tử nhưng may mắn được ngăn chặn kịp thời.

Một nữ sinh viên nhảy từ tầng 8 ký túc xá tự tử giữa đêm khuya

Một nữ sinh viên nhảy từ tầng 8 ký túc xá tự tử giữa đêm khuya

Một nữ sinh viên 20 tuổi tử vong sau khi nhảy từ tầng 8 của một tòa nhà trong khu ký túc xá ĐHQG TP.HCM.

Học sinh lớp 9 tự tử: Sao lại phủ nhận sạch trơn điểm số?

Học sinh lớp 9 tự tử: Sao lại phủ nhận sạch trơn điểm số?

Từ thông tin một cháu bé nhảy lầu tự tử vì bị điểm 3 môn Anh văn, quan niệm phủ nhận yếu tố điểm số trong học tập lại dấy lên, thậm chí còn cho rằng "điểm số đã làm chúng ta tiến hóa ngược"?