- Các chàng trai tuổi đôi mươi làng Triều Khúc má phấn môi son giả làm con gái, nhảy múa "lẳng lơ" cùng đoàn người khiêng kiệu từ đền chính qua các ngả đường trong làng.

XEM CLIP:

Đầu năm mới (mùng 9 tháng Giêng) ở làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại tưng bừng mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng). Lễ hội năm nào cũng thu hút đông đảo dân làng và du khách tới tham dự.

Trong đó có tiết mục múa “Con đĩ đánh bồng” - là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long thu hút được sự chú ý nhất. Với những động tác mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa có chức năng nghi lễ, vừa là thú vui giải trí.

{keywords}

Các chàng trai tô son, mặc váy múa "con đĩ đánh bồng"

{keywords}

Họ phải đến trước một tiếng để trang điểm, chuẩn bị

Nét độc đáo của điệu múa này là trai giả gái với mặt hoa da phấn, động tác uyển chuyển, mềm mại, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ và mỗi người đeo một cái trống bồng nhỏ sơn màu đỏ trước ngực.

{keywords}

Trang điểm chuyên nghiệp không kém gì các cô gái.

{keywords}

Người giúp trang điểm không ai khác chính là nghệ nhân Triệu Đình Hồng - người cuối cùng của làng dạy được điệu múa.

{keywords}

4 em học sinh (14-15 tuổi) trẻ nhất đội múa hồi hộp trước khi biểu diễn

{keywords}

Em Triệu Đăng Dương (15 tuổi) thành viên mới của đội múa bồng.

Em Triệu Đăng Dương cho biết: "Em mới học múa được gần 10 ngày, tranh thủ giữa trưa em tập với bác Hồng, đây là lần đầu tiên em múa ở hội làng. Điệu múa này khó nhất chính là bọn em là nam phải làm sao thể hiện được sự lẳng lơ, điệu đà như con gái".

{keywords}

Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ.

{keywords}

Sau này, điệu múa trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc.

Những chàng trai nhập vai phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là con trai gốc của làng Triều Khúc, chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, học hành giỏi giang, biểu diễn uyển chuyển, nhất là đôi mắt khi diễn phải nhìn đong đưa, trìu mến với bạn diễn cùng.

{keywords}

Để có được những màn múa uyển chuyển, các thanh niên Triều Khúc phải tập luyện thường xuyên

{keywords}

Khi biểu diễn, các chàng phải nhảy múa uốn éo, thể hiện sự lẳng lơ, bông đùa để gây sự chú ý của người xung quanh.

{keywords}

Câu nói dân gian "lẳng lơ như đĩ đánh bồng" xuất phát từ đây.

{keywords}

Anh Bùi Văn Hảo (26 tuổi) vào đội múa bồng được 4 năm. Anh cho biết phải luyện tập trước cả năm trời mới được là thành viên chính thức, biểu diễn trong những dịp tế lễ quan trọng của làng.

{keywords}

{keywords}

Khi biểu diễn mặt lúc nào cũng phải tươi, miệng cười, mắt đong đưa.

{keywords}

Dù đã quen thuộc nhưng với nhiều người dân trong làng đây vẫn là điều thú vị nhất mỗi dịp năm mới.

{keywords}

{keywords}

Các chàng trai sẽ múa trong nhiều giờ cho đến khi màn rước Thành hoàng làng kết thúc.

{keywords}

Rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng

{keywords}


{keywords}

Đoàn rước sẽ đi quanh làng

Bay qua rào tranh cướp lộc đền Gióng

Bay qua rào tranh cướp lộc đền Gióng

Hôm nay mùng 6 Tết, khai hội đền Gióng, khi kiệu hoa tre vừa rước đến đền Trình, hàng chục thanh niên lao vào cướp để lấy may.

Chen nhau nghẹt thở tại chợ Viềng, tắc dài hàng km

Chen nhau nghẹt thở tại chợ Viềng, tắc dài hàng km

Chiều tối nay, mùng 7 Tết, du khách thập phương về du xuân chợ Viềng, Nam Định lên đến hàng vạn người.

Gà trống 'cưỡi' lưng trâu đi cày tịch điền

Gà trống 'cưỡi' lưng trâu đi cày tịch điền

22 con trâu được biến thành những bức tranh di động sặc sỡ trong lễ hội Tịch điền - xuống đồng đầu năm (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam).

 

Trần Thường