Cùng một kỳ nghỉ, nhưng cách trải nghiệm, tận hưởng Tết của phụ nữ Hà Nội và Sài Gòn có nhiều khác biệt thú vị.

Tết nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất, được trông đợi nhất trong năm của người Việt. Nhiều người đã lên kế hoạch từ trước Tết một vài tháng để kỳ nghỉ của mình diễn ra suôn sẻ, tròn vẹn và ý nghĩa nhất. Thật thú vị là cách đón Tết, trải nghiệm Tết của phụ nữ sống ở Hà Nội và Sài Gòn mang hai phong cách khác nhau.

Chuẩn bị đón Tết

{keywords}

Dù ngày nào cũng dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa nhưng gần đến Tết, phụ nữ Hà Nội lại tất tưởi tổng vệ sinh căn nhà của mình để đón năm mới. Từng ngóc ngách nhỏ của căn nhà được các mẹ săm soi, đảm bảo sạch như ly như lau. Đây cũng là dịp họ tống khứ những món đồ "đồng nát", hàng tồn kho hoặc những thứ cũ kỹ lâu không động đến và mua sắm nhiều đồ đạc mới. Không quá coi trọng chuyện trang hoàng nhà cửa cho khác biệt với ngày thường, phụ nữ Sài Gòn chú ý hơn đến việc "tút tát" nhan sắc của mình. Họ làm mới mình, đi spa, làm tóc, làm nail... và sẵn sàng đón Tết trong tâm thế "đẹp từng centimet"

Mua sắm cho Tết

{keywords}

Chuyện mua sắm Tết có lẽ là một trong những việc "hại não" nhất trong năm của phụ nữ Hà Nội. Phần lớn tiền lương, thưởng Tết của họ được dồn cho việc mua thực phẩm Tết, các nguyên liệu để nấu những món ăn truyền thống cầu kỳ và các món "sang chảnh" ngày thường ít được ăn. Điều đặc biệt nữa là họ thường sắm Tết theo kiểu "bắn tỉa", tức là đi chợ ngắm nghía, mua dần những thứ cần thiết trong vài ngày rồi lại bổ sung sau. Sắm Tết không chỉ là để chuẩn bị cho một cái Tết ấm áp, đủ đầy, mà với phụ nữ Hà Nội, nó dường như còn là một thú vui. Với phụ nữ Sài Gòn, công đoạn này có vẻ ít cầu kỳ hơn. Người Sài Gòn thường dành ra một ngày để mua sắm Tết tại siêu thị, phần nhiều là thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến sẵn.

Quà cáp cho hai bên nội ngoại

{keywords}

Với nhiều phụ nữ Hà Nội, việc quà biếu Tết cho hai bên nội ngoại là một phần không thể thiếu trong văn hóa trải nghiệm Tết. Dù sống cùng cha mẹ hay sống riêng, họ luôn chuẩn bị quà Tết để biếu bên nội, bên ngoại, như một cách thể hiện tấm lòng, tình cảm với cha mẹ hai bên. Người phụ nữ phải tính toán sao cho khéo để mua quà, sắm Tết phù hợp với "gu" của hai bên và phù hợp với túi tiền của mình. Còn ở Sài Gòn, người phụ nữ thường chỉ mua sắm cho gia đình nhỏ của mình, ít có chuyện phải sắm Tết hay quà cáp cầu kỳ cho cha mẹ hai bên, thay vào đó là việc biếu tiền. Điều này thể hiện phong cách sống độc lập, thoải mái của người Sài Gòn.

Địa điềm đón Tết

{keywords}

Đa phần các gia đình Hà Nội vẫn giữ truyền thống ăn Tết tại quê nhà. Với những người sống tại Hà Nội nhưng hai bên nội - ngoại ở địa phương khác, ngày Tết là lúc họ rồng rắn kéo nhau về quê, chia lịch ăn Tết ở nhà nội và nhà ngoại. Với những gia đình nhỏ sống tại Hà Nội nhưng sống riêng, ngày Tết cũng là lúc họ về nhà của bố mẹ để cùng ăn Tết. Nếu có đi du lịch, đó thường là những chuyến đi gần, ngắn ngày và rơi vào những ngày cuối kỳ nghỉ Tết. Ngược lại, phụ nữ Sài Gòn không xa lạ gì với cảnh cả gia đình kéo nhau đi du lịch, tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ Tết ở những nơi xa lạ.

Chuyện cúng lễ

{keywords}

Bên cạnh việc đoàn tụ gia đình, chuyện cúng lễ tổ tiên cũng là một lý do khiến nhiều phụ nữ Hà Nội ít đi xa nhà vào dịp Tết nguyên đán. Người Hà Nội coi trọng phần "âm" nên trước Tết, họ thường ra nghĩa trang dọn dẹp mộ phần tổ tiên rồi "mời các cụ về nhà ăn Tết với con cháu". Người phụ nữ trong những gia đình truyền thống thường dậy sớm để biện lễ cúng gia tiên vào các ngày 1, 2, 3 tháng Giêng. Con cháu chỉ yên tâm rời nhà đi chúc Tết, đi du xuân sau khi hoàn tất công việc này. Phụ nữ Sài Gòn có vẻ ít câu nệ chuyện cúng lễ hơn. Họ thường trải qua kỳ nghỉ Tết của mình ở những nơi vui vẻ.

Chuyện bếp núc

{keywords}

Với phụ nữ Hà Nội, "ăn Tết" là một khái niệm hết sức thực tế, vì họ thường bận rộn và tốn phần lớn thời gian vào chuyện bếp núc. Bên cạnh những món ăn truyền thống vốn cầu kỳ, họ cũng thường làm những món ăn lạ, đặc biệt hơn ngày thường để gia đình cùng thưởng thức. Phụ nữ Sài Gòn thì thường tự thưởng cho mình những ngày Tết thảnh thơi, nói không với bếp núc để cùng gia đình đi ăn tiệm hoặc chuẩn bị những món ăn nhanh gọn được chế biến sẵn.

"Phân bổ" tiền lì xì

{keywords}

Phụ nữ ở Hà Nội thường đau đầu trong việc cân đối tiền lì xì, dựa trên mức độ thân thiết, quý mến của họ với người nhận tiền lì xì, không chỉ trẻ em mà cả người già. Nếu là họ hàng hay người thân, số tiền lì xì sẽ lên đến vài trăm, cả triệu đồng, còn những đối tượng "bình thường" thì chỉ vài chục nghìn đồng. Để tránh nhầm lẫn, nhiều phụ nữ cẩn thận mua các loại phong bao lì xì khác nhau để "đánh dấu" mệnh giá tiền bên trong. Còn ở Sài Gòn, tiền lì xì cho trẻ em không phải để làm vui lòng người lớn mà vẫn mang ý nghĩa lấy hên cho trẻ con trong năm mới nên thường là món tiền tượng trưng, có giá trị rất nhỏ.

(Theo Trí Thức Trẻ)