Ông Nguyễn Danh Nho, thôn Đông, xã Cổ Dũng bần thần khi nhắc lại việc người anh ruột qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo: ung thư hạch. Trung bình mỗi năm, xã có cả chục người mắc ung thư qua đời, và thêm hàng chục trường hợp khác lại tiếp tục nhận “án tử” vì căn bệnh này.

{keywords}
Khói từ nhà máy xử lý rác sinh hoạt do công ty CP quản lý công trình đô thị tỉnh Hải Dương quản lý theo gió đẩy về 3 thôn của xã Cổ Dũng

Cổ Dũng là xã thuần nông nằm ở cuối huyện Kim Thành, giáp ranh với xã Việt Hồng thuộc huyện Thanh Hà. 

Khoảng năm 2015, Cổ Dũng xuất hiện các trường hợp mắc bệnh ung thư đầu tiên: ung thư hạch, gan, dạ dày… Ban đầu, những người mắc bệnh ở độ tuổi trên 60, dân làng mặc nhiên nghĩ họ chết vì tuổi già.

Thế nhưng sau đó, nhiều thanh niên trong độ tuổi 20 - 25 đến lứa tuổi trung niên trên dưới 40 cũng bị “gọi tên”. Cụm từ “làng ung thư” bỗng trở nên ám ảnh với người dân.

{keywords}
Ông Nguyễn Danh Nho bần thần nhắc lại việc người anh ruột chết vì ung thư 

Cuối năm ngoái, anh ruột ông Nho - ông Nguyễn Danh Phương mất vì ung thư hạch khi bước sang tuổi 61. Trước đó, thôn Đông mỗi năm những người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, cũng “rơi rụng” 5 - 6 trường hợp. Có gia đình, cả hai anh em ruột cùng mắc, đều chết trong thời gian rất ngắn...

“Tính sơ sơ, cả thôn lên tới vài chục trường hợp. Rồi lần lượt, thôn Bắc, thôn Trung… người bị ung thư xuất hiện mỗi lúc một nhiều” - ông Nho nói.

Trạm trưởng trạm y tế xã Cổ Dũng Nguyễn Tiến Hùng xác nhận: Số người mắc bệnh và điều trị ung thư luôn “ổn định” ở ngưỡng trên 30 bệnh nhân. Mỗi năm, các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối qua đời lại có thêm nhiều bệnh nhân mới “thay thế”… Tính sơ sơ, trong 4 - 5 năm, xã có cả trăm người ung thư.

{keywords}
Trưởng trạm y tế xã Cổ Dũng Nguyễn Tiến Hùng cho biết, người dân hoang mang khi số người mắc bệnh ung thư mỗi năm một tăng

“Chúng tôi chỉ quản lý về số lượng khi các bệnh nhân đi điều trị bệnh ung thư đến xin giấy xác nhận của trạm. Nguyên nhân do đâu, chúng tôi không dám khẳng định, nhưng có thể bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, khói bụi, nguồn nước ngầm bị “đầu độc”.

Kinh khủng nhất là từ buổi chiều cho đến đêm, đó là thời điểm nhà máy xử lý rác thải Việt Hồng hoạt động nhiều nhất. Gió cuốn mùi hôi thối, khí thải về trùm kín các hộ dân…

“Lúc đó thì chỉ biết đóng kín cửa rồi ngồi trong nhà. Hôm nào trời âm u, mây nặng, khói xử lý rác không thổi đi được, cảm giác như lớp hơi nước phủ xuống cả làng, rất khó chịu. Cả chục năm ngửi mùi này thành quen, nhưng người lạ về thì không thể chịu được” - ông Hùng cho hay. 

{keywords}
Vợ chồng ông Nho phải bỏ ra vài chục triệu để lắp cửa kính, hạn chế khói bụi, mùi hôi thối từ nhà máy rác 

Nhà máy xử lý rác sát khu dân cư

Nhà máy xử lý rác thải Việt Hồng nằm sát con sông Rạng - nguồn nước nông nghiệp và cung cấp nước cho nhà máy xử lý nước sạch bán cho dân. Liền kề với nhà máy là khu dân cư đông đúc lên tới hàng vạn nhân khẩu của xã Cổ Dũng, Tuấn Hưng (huyện Kim Thành). Đơn vị chủ quản là công ty CP quản lý công trình đô thị tỉnh Hải Dương. 

{keywords}
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt xã Việt Hồng nằm ở đầu gió nên khói bụi, mùi hôi thối tràn hết về các khu dân cư

Hai cột khói cao lững lững mọc bên trong nhà máy ngày đêm nhả những đụn khói dày đặc hệt như máy làm mây. Theo hướng gió, toàn bộ đám khói này bay về hướng xã Cổ Dũng nằm dưới chân nhà máy rác.

Để đối phó với ô nhiễm khói bụi, gia đình ông Nho phải bỏ toàn bộ cửa gỗ trước kia, thay bằng cửa kính, mùi hôi thối đỡ táp vào nhà.

{keywords}
Núi rác khổng lồ là nguyên nhân đưa mùi hôi thối, nước rỉ rác làm ô nhiễm không khí và nước ngầm nếu như không có phương pháp, công nghệ xử lý hiện đại

Thừa nhận việc hàng loạt người dân trong xã mắc bệnh ung thư, tuy nhiên Chủ tịch UBND xã Cổ Dũng Nguyễn Danh Mậu không dám khẳng định nguyên nhân từ đâu.

“Xã cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh của bà con. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân cũng nêu vấn đề này. Xã đã báo cáo lên chính quyền cấp trên” - ông Mậu nói.

Liên quan việc hàng loạt người mắc ung thư có phải do ô nhiễm từ nhà máy rác hay không, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó phòng kiểm soát môi trường (Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT Hải Dương) cho hay, cần có các kết luận của cơ quan chuyên môn ngành y tế. Mỗi ngày, nhà máy này tiếp nhận khoảng 200 tấn rác thải sinh hoạt đổ về. 

{keywords}
Những cột khói như "máy làm mây" chĩa thẳng về phía dân cư xã Cổ Dũng

Phó giám đốc Sở TN&MT Tạ Hồng Minh cho biết, công ty CP quản lý công trình đô thị tỉnh Hải Dương tiếp nhận nhà máy xử lý rác từ năm 2016.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của đơn vị này được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 1/2018.

Ô nhiễm kinh hoàng: Ruồi bâu, nhặng đậu kín bát cơm, chén nước

Ô nhiễm kinh hoàng: Ruồi bâu, nhặng đậu kín bát cơm, chén nước

Cuộc sống của hàng chục hộ dân ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh bị đảo lộn vì mỗi ngày có hàng triệu con ruồi tấn công.    

Thái Bình