1. Trận đánh được nhắc tới là trận nào?

A. Trận Buôn Mê Thuột 1975

B. Trận thành Quảng Trị 1972

C. Trận Điện Biên Phủ 1954

Đáp án: Trước trận Điện Biên Phủ, tướng chỉ huy pháo binh của Pháp là Charles Piroth tuyên bố: “Tôi sẽ không để bất kỳ khẩu pháo nào của Việt Minh được bắn quá ba phát”. Thế nhưng sau hàng loạt những tổn thất nặng nề quân Pháp phải chịu từ pháo của quân ta, Piroth đã chọn cho mình cái chết trong danh dự.

D. Trận Bình Độ 400

 

2. Cũng trong trận đánh đó, vị chỉ huy nào của Việt Nam đưa ra quyết định kéo tất cả pháo lên đồi cao để có thể bắn chuẩn hơn?

A. Lê Trọng Tấn

B. Võ Nguyên Giáp

Đáp án: Trước trận đánh, pháo của quân ta đã được sắp xếp ổn định. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu trận địa kỹ càng, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra một quyết định vô cùng quan trọng là kéo toàn bộ pháo từ vị trí cũ lên đồi cao. Điều này tuy rất vất vả nhưng cuối cùng đã gặt hái được thắng lợi lớn.

C. Hồ Chí Minh

D. Vương Thừa Vũ

 

3. Quân Pháp cho rằng Việt Minh không thể kéo pháo vào lòng chảo Điện Biên do khối lượng quá lớn. Quân ta đã khắc phục điều đó bằng cách nào?

A. Cho lên xe tải chở vào

B. Cho bộ đội kéo từng khẩu pháo vào

C. Tháo rời từng bộ phận để khuân vác

Đáp án: Pháo của Việt Minh tại Điện Biên Phủ tuy không phải là pháo lớn nhưng khối lượng cũng lên đến hàng tấn. Quân và dân ta đã khôn khéo nghĩ ra cách tháo rời từng bộ phận, sau đó khuân vác vào thung lũng Điện Biên rồi mới ghép lại. Điều này đã gây nên bất ngờ cho quân Pháp trong trận đánh.

D. Dùng không quân thả dù xuống Điện Biên

 

4. Trong trận đánh này, chiến sĩ đã liều mình lấy thân chèn pháo để cứu khẩu cao xạ 37 ly không bị rơi xuống vực là ai?

A. Phan Đình Giót

B. Tô Vĩnh Diện

Đáp án: Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, quê ở xã Nông Trường, Nông Cống, Thanh Hóa. Trong trận Điện Biên Phủ, anh cùng đồng đội kéo pháo cao xạ lên dốc. Bất ngờ dây tời đứt, anh đã liều mình lao đến lấy thân chèn vào bánh để cứu pháo. Anh hy sinh khi mới 29 tuổi. Ngày 7/5/1955, anh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Bế Văn Đàn

D. Trần Can

 

{keywords}

5. Tám chữ “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” là lời của ai dành tặng Binh chủng Pháo binh Việt Nam?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Hồ Chủ Tịch

Đáp án: Ngày 14/3/1967, Hồ Chủ Tịch đã dành tặng 8 chữ “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” cho bộ đội Binh chủng Pháo binh Việt Nam. Đây vừa là lời khen, vừa là lời nhắn nhủ, dặn dò của Bác đến Binh chủng Pháo binh anh hùng.

C. Hoàng Cầm

D. Trần Đại Nghĩa

Trường Giang

Đại chiến thuyền của Việt Nam khiến quân Pháp cũng phải nể sợ

Đại chiến thuyền của Việt Nam khiến quân Pháp cũng phải nể sợ

 - Sau năm 1790, nhiều tốp thủy quân Pháp tràn vào Việt Nam. Thế nhưng chúng không hề biết, đối mặt với chúng là những đại chiến thuyền nhà Tây Sơn với kỹ nghệ đóng thuyền đạt mức “thượng thừa”.