Lịch sử nước ta từng chứng kiến những trận thủy chiến kinh điển, vang danh mãi ngàn năm. Trong đó có trận đánh gây chấn động cả thế giới thời bấy giờ.

Câu 1. Thủy chiến Đầm Dạ Trạch là nơi gắn liền với vị vua nào của nước ta?

A. A. Phùng Hưng

B. B. Lý Nam Đế

C. C. Triệu Quang Phục

Đáp án chính xác là Triệu Quang Phục.

Thủy chiến Đầm Dạ Trạch gắn liền với những chiến công của Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) chống lại quân đô hộ nhà Lương trong khoảng thời gian từ năm 547-550. Sau khi Lý Nam Đế qua đời, Triệu Quang Phục được giao lại binh quyền, ông xây dựng Đầm Dạ Trạch ở Khoái Châu (Hưng Yên) thành căn cứ quân sự hiểm yếu, quân Lương nhiều lần tấn công nhưng đều thất bại. Năm 550, ông đánh bại và giết được viên tướng chỉ huy Dương Sàn, quân Lương tháo chạy về nước, đất nước ta giành được quyền độc lập, tự chủ đến năm 602.

 

Câu 2. Trận thủy chiến trên dòng sông nào giúp Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống?

A. A. Sông Như Nguyệt

Đáp án chính xác là sông Như Nguyệt.

Trận đánh trên sông Như Nguyệt (sông Cầu) là trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Trận đánh diễn ra vào năm 1077 do Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy. Hai bên giằng co trong nhiều tháng liền, cuối cùng quân đội nhà Lý đã đánh bại đội quân xâm lược của nhà Tống do hai danh tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy, buộc kẻ địch phải kéo về phương Bắc, nền độc lập được giữ vững.

B. B. Sông Bạch Đằng

C. C. Sông Thương

 

Câu 3. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ mấy được xem là “trận đánh kinh động thế giới”?

A. A. Trận Bạch Đằng 938

B. B. Trận Bạch Đằng 981

C. C. Trận Bạch Đằng 1288

Đáp án chính xác là trận Bạch Đằng 1288.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, cha ông chúng ta từng 3 lần đánh bại quân xâm lược trên sông Bạch Đằng vào các năm 938, 981, 1288. Trong đó, chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3 do Trần Hưng Đạo chỉ huy được xem là trận đánh kinh động thế giới. Bấy giờ, giặc Nguyên lúc bấy giờ là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới, hầu hết các nước châu Á đều bị người Mông Cổ chinh phục, do đó chiến thắng của Đại Việt không chỉ mang ý nghĩa dân tộc, mà nó còn đánh dấu thời kỳ bắt đầu suy yếu của đế chế Mông – Nguyên.

 

Câu 4: Rạch Gầm – Xoài Mút, nơi đánh dấu chiến công hiển hách của vua Quang Trung trong kháng chiến chống quân Xiêm xâm lược nay thuộc tỉnh nào?

A. A. Hậu Giang

B. B. An Giang

C. C. Tiền Giang

Đáp án chính xác là Tiền Giang.

Rạch Gầm – Xoài Mút thuộc tỉnh Tiền Giang là một trong những trận đánh oai hùng nhất sử Việt, diễn ra vào năm 1785. Tại đây, chỉ trong vòng có một đêm, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đánh bại hoàn toàn 5 vạn quân Xiêm xâm lược. Theo chính sử nhà Nguyễn, sau trận đánh này chỉ còn vài trăm quân Xiêm chạy thoát, còn sách Đại Nam chính biên liệt truyện thì chép rằng: “quân Xiêm ngoài miệng nói khoác nhưng trong bụng sợ Huệ như sợ cọp”.

 

Câu 5. Trận thủy chiến nào ở Việt Nam được so sánh với trận thủy chiến Xích Bích thời Tam Quốc?

A. A. Trận Thị Nại

Đáp án chính xác là trận Thị Nại.

Trận thủy chiến Thị Nại giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn là trận đánh lớn nhất giữa hai triều đại phong kiến này. Trận thủy chiến này diễn ra vào đầu năm 1801 tại vùng biển Thị Nại ở Bình Định. Tại đây, quân đội nhà Nguyễn đã đánh bại và phá hủy gần như hoàn toàn thủy binh của nhà Tây Sơn. Sau thất bại nay, quân Tây Sơn suy yếu, thất bại hoàn toàn không lâu sau đó.

B. B. Trận Nhật Lệ

C. C. Trận sông Gianh

Tiểu Uyên

Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?

Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?

Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, quyền lực rơi vào tay các bề tôi, triều đại này có tới 9 vị vua bị bức tử.

Vị vua vĩ đại nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?

Vị vua vĩ đại nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?

Với tài kinh bang tế thế xuất sắc, ông được hậu thế ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, nhưng tiếc là, đến cuối đời lại chết bởi nghi án bị chính vợ mình đầu độc.

Người Việt nào được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài?

Người Việt nào được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài?

Gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta từng sản sinh ra những nhà kỹ thuật quân sự xuất sắc. Trong số đó, có người thậm chí còn được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài.

Sứ thần nào của nước ta từng đánh bại thần cờ Trung Quốc?

Sứ thần nào của nước ta từng đánh bại thần cờ Trung Quốc?

Khi đi sứ sang Trung Quốc, bằng tài năng và bản lĩnh hơn người, nhiều sứ thần nước ta đã góp phần làm vẻ vang đất nước, để lại câu đối để đời, những áng văn hay khiến các nước lân bang phải khâm phục.

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.    

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.