Khi Mỹ thay đổi để củng cố vị trí quân sự của họ ở châu Á, nước này phải đối mặt với yêu cầu cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ từ phía quốc hội, với một đối thủ ngày càng hùng mạnh Trung Quốc và một “tổ ong bò vẽ” của những nhạy cảm chính trị khu vực.
Shangri-La: Sự trở lại của Mỹ và sự vắng mặt của Bộ trưởng TQ
Vịnh Cam Ranh: Chuyện thật như bịa!
Lối thoát nào cho bế tắc trên bãi cạn Scarborough?
Sự thay đổi trong chính sách của Mỹ khi đặt châu Á - Thái Bình Dương lên phía trước và ở thế trung tâm trong các ưu tiên chiến lược, thúc đẩy bởi mối quan tâm rằng, Trung Quốc đang ganh đua vị trí dẫn đầu tại khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, trong khi Mỹ đang sa lầy và mệt mỏi bởi các cuộc chiến tại Iraq cũng như Afghanistan.
Tuy vậy, trong một khu vực có quá nhiều tranh chấp và ngày càng phụ thuộc vào động cơ kinh tế Trung Quốc, Lầu Năm Góc cũng thận trọng để "trục Thái Bình Dương" của họ không tạo ra quá nhiều cơn sóng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, người đang dẫn đầu các nỗ lực của Mỹ để giải thích và "truyền bá" chiến lược mới tại châu Á, đã nói với các nhà lãnh đạo quân sự khu vực tại một hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Singapore rằng, chỉ là tự nhiên khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành tâm điểm vì đó là nơi có những khu vực dân cư và quân đội lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa: dawn |
Rời hội nghị, ông Panetta tuyên bố, Washington sẽ "cần phải" tái cân bằng lực lượng hướng tới châu Á - Thái Bình Dương và cam kết 60% hạm đội Hỉa quân sẽ được triển khai tới Thái Bình Dương tới năm 2020. Ông nhấn mạnh, sự hiện diện Mỹ sẽ nhanh gọn hơn, linh động và hiện đại hơn.
Các đồng minh lâu năm như Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc đã ủng hộ mạnh mẽ sự hiện diện lớn của Mỹ và coi chiến lược thay đổi là một diễn biến đáng hoan nghênh.
"Việc Mỹ coi châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu phản ánh thực tế rằng, trung tâm hấp lực của kinh tế thế giới giờ đây nằm ở khu vực này", Carlyle Thayer, giáo sư tại Đại học New South Wales, Australia nói.
Nhưng một số người khác lại lo lắng rằng, Mỹ có thể cố gắng cô lập Trung Quốc với phần còn lại của châu Á. "Với những tiềm năng kinh tế to lớn của mình, lẽ tự nhiên là rất nhiều quốc gia muốn xây dựng mối quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ", Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói tại hội nghị ở Singapore. "Châu Á chắc chắn đủ lớn cho mọi cường quốc - đã và đang trỗi dậy".
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng, họ không tìm kiếm những căn cứ lâu dài mới ở nước ngoài. Thay vào dó, họ mong muốn có những thỏa thuận bớt nguy hiểm hơn, đỡ tốn kém hơn để luân phiên quân đội tại những căn cứ hiện có trong khắp khu vực, tăng cường tập trận quân sự chung và thúc đẩy việc tiếp cận những cảng biển quan trọng.
"Đây không phải là Chiến tranh Lạnh mà Mỹ hiện diện ở đó", ông Panetta nói. Ông khẳng định trước các đại biểu tham dự đối thoại an ninh khu vực rằng, vấn đề ngân sách Mỹ và việc cắt giảm gần 500 tỉ USD trong thập niên tới sẽ không gây ảnh hưởng. Theo ông, Lầu Năm Góc có đủ tiền cho kế hoạch ngân sách năm năm để đáp ứng các mục tiêu đặt ra.
Mỹ trong nhiều thập niên đã duy trì hàng chục nghìn quân ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong khi Washington bận rộn bởi những cuộc chiến tranh tại các khu vực khác và khá tĩnh lặng tại châu Á, thì Trung Quốc đã nhanh chóng cải thiện quân đội của mình.
Bắc Kinh đã sử dụng các khoản chi phí quốc phòng tăng 500% trong suốt 13 năm qua để phát triển mọi thứ, từ đội tàu ngầm hiện đại hơn đến máy bay chiến đấu, tên lửa, hệ thống tác chiến điện tử, tàu sân bay. Điều này góp phần nảy sinh một cuộc chạy đua vũ trang khắp châu Á - giờ đây là khu vực có tới 5 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới và trong năm nay ước tính sẽ vượt châu Âu trong tổng mức chi tiêu vũ khí.
Những mối lo ngại về Trung Quốc trong quá khứ giờ đây tập trung phần lớn vào vấn đề Đài Loan và lớn hơn là các yêu sách chủ quyền ngày một quả quyết hơn của Bắc Kinh với Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp với nhiều nước khác.
Vấn đề chủ quyền trở nên nóng hổi vào tháng 4, khi Hải quân Philippines cáo buộc các tàu cá Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép ở xung quanh bãi cạn Scarborough - khu vực mà Manila tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định bãi cạn này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước. Vụ đụng độ vẫn chưa được giải quyết, cho dù không có tiếng súng nào vang lên.
Trung Quốc nói, các hành động của họ là hợp lý. "Trung Quốc sẽ đặc biệt thận trọng về việc sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết các tranh chấp", một bài bình luận đăng trên Nhật báo Trung Quốc tuần trước nhấn mạnh. "Trung Quốc theo đuổi một chính sách quốc phòng phòng thủ quốc gia nhưng sẽ chắc chắn bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của mình với khả năng tốt nhất, giống như bất kỳ nước nào khác".
Mặc dù vậy, Bắc Kinh dường như đã nhận thấy rằng, cán cân đang nghiêng về tay Washington:
- Singapore đã nhất trí cho phép Mỹ triển khai bốn tàu tuần duyên mới được thiết kế để tác chiến gần bờ tới cảng hải quân chính của họ bắt đầu từ năm tới. Tuy nhiên, để tránh sự "cởi mở" quá nhiều, họ yêu cầu các thủy thủ sống trên tàu trong khi ở cảng và gia đình của họ thì ở nơi khác.
- Indonesia - vốn chỉ có quan hệ quân sự giới hạn với Washington trong những năm 1990 - nay đang tìm kiếm khả năng mua sắm các khí tài của Mỹ và tham gia những cuộc tập trận chung.
- Philippines - quốc gia đã quyết định đóng các căn cứ quân sự Mỹ tại đây năm 1992 - giờ lại chủ động thuyết phục gia tăng sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ, bao gồm cả việc cho phép tăng quân trên cơ sở luân phiên.
- Washington đã sẵn sàng thử nghiệm thực thi chiến lược mới bằng cách tiếp cận tại Australia. Nước này đã cho phép 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai tới thành phố phía bắc Darwin. Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ sử dụng các cơ sở Australia - chứ không phải một căn cứ mới, và kế hoạch này không có nhiều sự phản đối. Các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đã tới Australia trong tháng 4.
Hầu hết lực lượng tới Darwin được "giải tỏa" bởi một thỏa thuận khác nhằm xoa dịu một đồng minh chính khác của Mỹ trong khu vực - đó là thỏa thuận với Tokyo trong năm này về việc di chuyển khoảng 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ khỏi đảo Okinawa.
Nguyễn Huy theo washingtonpost
Điều gì đang chờ đợi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại VN?
Shangri-La: Sự trở lại của Mỹ và sự vắng mặt của Bộ trưởng TQ
Vịnh Cam Ranh: Chuyện thật như bịa!
"Kinh tế Trung Quốc xuống dốc thảm hại"
Không Bạc Hy Lai, mô hình Trùng Khánh về đâu?
Tranh chấp Biển Đông bước vào khúc quanh mới?
Lối thoát nào cho bế tắc trên bãi cạn Scarborough?