Kể từ khi đồng Ethereum tăng giá mạnh từ cuối năm 2020, card đồ họa đã bị gom để "đào" coin. Tuy nhiên, các hệ thống sử dụng vi xử lý ASIC vẫn mang lại hiệu năng cao, phù hợp cho hoàn cảnh thiếu chip toàn cầu hiện nay.
Bitmain, hãng sản xuất máy cày coin nổi tiếng vừa ra mắt mẫu Antminer E9 mới chuyên khai thác đồng Ethereum. Với tốc độ đào ETH lên tới 3 GH/giây, đây là "trâu cày" ETH mạnh nhất thế giới, theo Notebookcheck.
Mẫu Bitmain Antminer E9 mới đào coin mạnh nhất. Ảnh: Bitmain. |
Sức mạnh của E9 cao gấp gần 17 lần mẫu Antminer E3 có hiệu suất 180 MH/giây. Mức tiêu thụ điện năng của "trâu cày" này là 2.665 W.
Bitmain tiết lộ giá bán của Antminer E9 dao động trong khoảng từ 20.000-30.000 USD. Tuy nhiên, thời gian ra mắt của mẫu máy này có thể hơi trễ do bối cảnh thiếu chip toàn cầu.
Theo tính toán trên CryptoCompare, hiệu suất của Antminer E9 đủ để đào khoảng 0,099 ETH mỗi ngày. Với giá đồng tiền mã hóa chiều 27/4 ở mức gần 2.700 USD, người dùng sẽ thu về gần 270 USD, tất nhiên chưa trừ tiền điện và phí tham gia nhóm đào.
Hơn nữa, công cụ khai thác Ethereum có thể trở nên vô dụng khi loại tiền mã hóa này chuyển sang mô hình "chứng minh bằng cách sở hữu" (PoS). Trong mô hình này, giá trị đồng tiền sẽ phụ thuộc vào thời gian và số lượng người dùng sở hữu chứ không phải bằng cách cho máy tính toán, giải mã.
Tại Việt Nam, dân buôn "trâu cày" thường gom hàng chục, hàng trăm VGA để lắp dàn một lúc. |
Ở Việt Nam, dạng máy đào ETH được ưa chuộng và được đầu tư ồ ạt là máy tính với dàn nhiều VGA cấu hình mạnh. Mỗi dàn máy có thể trang bị 6-8 card đồ họa, mức giá lên tới cả trăm triệu đồng.
Theo DigiTimes, các "thợ đào" tiền điện tử ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã mua một lượng lớn dòng card đồ họa GeForce RTX 3080 của Nvidia trong thời gian qua, khiến cho sản phẩm này rơi vào tình trạng "cháy hàng" trên thị trường.
Nhiều ý kiến cho rằng các thợ đào tiền điện tử đang hủy hoại thị trường máy tính, làm "cháy hàng" và đẩy giá card đồ họa cũng như các loại laptop gaming lên mức quá cao, khiến những người có nhu cầu thực sự không thể tiếp cận với các sản phẩm mình muốn.
(Theo Zing)
Airdrop, trâu cày, cookie và những thuật ngữ hiểu theo kiểu công nghệ
Nhiều từ tiếng Anh có cách hiểu rất khác đối với dân công nghệ và ngược lại có những từ lóng tiếng Việt mà không thể dịch xuôi sang tiếng Anh để hiểu.