TIN BÀI KHÁC:
Khuyến cáo của Bình Nhưỡng được đưa ra trong một thông điệp cho thấy khả năng bán đảo Triều Tiên có thể lại hứng chịu căng thẳng leo như năm ngoái.
Cảnh sát Hàn Quốc tập trận chống khủng bố ở Seoul hồi tháng 8/2013. (Ảnh: Reuters)
Năm 2013, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ hành động thù địch nào bằng cách tấn công Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, dẫn tới một sự tăng cường quân sự trên bán đảo Triều Tiên và một thời gian dài các bên "đấu khẩu" gay gắt.
Bình Nhưỡng thường lên án các cuộc tập trận thường niên như "Key Resolve" và "Ulchi-Freedom-Guardian" do Mỹ và Hàn Quốc tiến hành.
"Chúng tôi nghiêm túc cảnh báo các nhà chức trách Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận nguy hiểm mà có thể đẩy tình hình trên bán đảo và quan hệ bắc - nam vào thảm họa", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời một tổ chức phụ trách các nỗ lực thúc đẩy sự thống nhất Triều Tiên.
Cách đây một năm, Triều Tiên cũng có những ngôn từ mạnh mẽ tương tự nhằm vào Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Kết quả là Washington đã phải điều máy bay ném bom hoạt động trên không phận Hàn Quốc và tăng cường sự hiện diện quân sự ở quốc gia này, nơi có gần 30.000 lính Mỹ đóng quân.
Hàn Quốc khẳng định các cuộc tập trận sẽ vẫn diễn ra như đã định. Hiện phía quân đội Triều Tiên cũng chưa có dấu hiệu hoạt động bất thường nào.
Chủ tịch Kim Jong-un (giữa) thị sát đơn
vị 534 Quân đội Nhân dân Triều Tiên trong bức ảnh được KCNA đăng tải ngày 13/1/2014.
Giới phân tích nhận định Triều Tiên sẽ không
liều lĩnh kích động một cuộc xung đột quân sự thông thường mà nước này gần như
chắc chắn sẽ thua. Nhiều nhà quan sát tin rằng, thay vào đó, đất nước khép kín
này có thể phóng một tên lửa tầm xa hoặc tiến tới một vụ thử hạt nhân.
Trước kia, Triều Tiên đã thử hạt nhân 3 lần, lần cuối cùng vào tháng 2 năm ngoái.
Bình Nhưỡng cũng có thể thực hiện một cuộc bắn pháo khác nhằm vào lãnh thổ Hàn Quốc như từng làm năm 2010, và có nguy cơ kích động một phản ứng quân sự từ Seoul, khả năng làm nổ ra xung đột rộng hơn.
Các nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên phóng tên lửa vì những vũ khí này bị xem là một phần của tiến trình chứng tỏ công nghệ về vũ khí hạt nhân xuyên lục địa. Chương trình hạt nhân của nước này cũng bị cấm.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, người lên nắm
quyền lãnh đạo đất nước cách đây 2 năm, tiếp tục theo đuổi các chính sách quân
sự của cha ông, trong đó có mục tiêu đạt được năng lực tấn công hạt nhân.
Thanh Hảo (Theo Reuters)