- Để có tiền tăng vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ, nguyên Chủ tịch HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT GPBank đã phải dùng đến "trò phù thủy"...
Ngày 9/11, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo: Tạ Bá Long (SN 1955, quê Ninh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank); Đoàn Văn An (SN 1958, quê Hải Dương, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT GPBank); Phạm Quyết Thắng (SN 1973, quê Hải Dương, nguyên TGĐ GPBank); Nghiêm Tiến Sỹ (SN 1973, quê Thái Bình, nguyên Phó TGĐ GPBank); Nguyễn Anh Dung (SN 1978, ở Hà Nội, nguyên Kế toán trưởng GPBank) và Nguyễn Ngọc Nam (SN 1976, ở Hà Nội, nguyên GĐ công ty Sao Bắc) ra xét xử tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại tòa. |
Theo cáo trạng, năm 2009 và 2010, để có tiền tăng vốn điều lệ của GPBank theo quy định từ Chính phủ và để có tiền sử dụng vào những việc khác, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã sử dụng 3 "công ty sân sau" của mình (công ty Thành Trung, công ty Đại Lải và công ty Chí Linh) phát hành 3.380 trái phiếu bán cho công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực (EVNFinance), thu về 3.380 tỷ đồng.
Số tiền này được Tạ Bá Long và Đoàn Văn An sử dụng hơn 2.611 tỷ đồng để nhóm cổ đông của Long và An mua cổ phần tăng vốn điều lệ GPBank lên 2.000 tỷ đồng năm 2009 và 3.018 tỷ đồng năm 2010.
Hai đại gia ngân hàng này đã dùng hơn 512 tỷ đồng để trả lãi trái phiếu và phí tư vấn phát hành trái phiếu. Còn lại hơn 255 tỷ đồng, bị cáo Long và An dùng để đầu tư, kinh doanh.
Sau khi được NHNN chấp thuận việc GPBank tăng vốn điều lệ lên 3.018 tỷ đồng, do không có tiền để trả tiền gốc và tiền lãi cho EVNFinance, bị cáo Long và An đã bàn cách rút tiền của GPBank để lấy tiền trả nợ.
Cụ thể, hai đại gia này đã dùng công ty Thành Trung và công ty Sao Bắc ký Thỏa thuận đặt cọc mua 58% Tòa nhà Capital Tower ở 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội và Hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án Trung tâm Thương mại, văn phòng và Nhà ở An Khánh Sao Bắc GPBank để rút 3.900 tỷ đồng của GPBank.
Số tiền này được Long và An dùng trả nợ gốc và lãi cho EVNFinance, và chi tiêu hết.
Đến ngày khởi tố vụ án (13/7/2015), công ty Thành Trung và công ty Sao Bắc còn nợ GPBank tổng số hơn 3.898 tỷ đồng và không có khả năng thanh toán.
Theo Cơ quan điều tra, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã sử dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT GPBank làm trái quy định của Luật các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho GPBank 3.900 tỷ đồng gốc và hơn 858 tỷ đồng tiền lãi.
Liên quan đến vụ án, các bị cáo Phạm Quyết Thắng, Nghiêm Tiến Sỹ, Nguyễn Anh Dung và Nguyễn Ngọc Nam đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, đã ký các chứng từ của các ủy nhiệm chi... nhằm giúp Tạ Bá Long và Đoàn Văn An thực hiện hành vi phạm tội.
Đến nay, gia đình Tạ Bá Long đã bán tài sản khắc phục cho GPBank được hơn 864 tỷ đồng; gia đình Đoàn Văn An đã bán tài sản khắc phục hậu quả được hơn 83 tỷ đồng.
Do vắng mặt một số bên liên quan, phiên tòa đã phải tạm hoãn.
'Trò ma' của nữ đại gia xinh đẹp
Nữ đại gia xinh đẹp từng giữ cương vị Chủ tịch HĐQT, kiêm GĐ công ty An Phát đã dùng những "trò ma" để xoay vần hàng chục tỷ đồng.
Đại gia Bạch Diệp suýt mất trắng hàng ngàn lượng vàng
Bằng thủ đoạn mang bán một khu nhà cho nhiều người, cặp vợ chồng "siêu lừa" cho hàng chục người sập bẫy, trong đó có nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp.
Những bí ẩn vây quanh nữ đại gia Hứa Thị Phấn
Còn nhiều mâu thuẫn trong lời khai của bộ ba đại gia Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe, phiên tòa thiếu sự có mặt của bị cáo Hứa Thị Phấn.
Nghi án 'chia tay đòi quà', đại gia Việt kiều khủng bố bạn gái cũ
Sau khi chia tay, chị H. bị bạn trai Việt kiều đòi lại tiền và quà đã tặng.
Nữ 'đại gia' đạo diễn cú lừa chục tỷ rồi nhập viện tâm thần
Sau khi chỉ đạo nhóm người giăng bẫy khiến hàng loạt ngân hàng bị lừa, nữ đại gia đã phải điều trị tâm thần...
T.Nhung