- Con đường thăng tiến của nhà Vật lý Hendrik Schön cũng tương tự như nhà hoá học Victor Ninov. Họ khá giống nhau về lòng tham, và do đó, rất giống nhau về sự lên bổng, xuống trầm và cái kết đắng cay cuộc đời.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Sinh tại Verden năm 1970, Jan Hendrik Schön là một nhà vật lý Đức. Ông nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Konstanz năm 1997. Năm sau, ông được mời sang làm việc ở trung tâm nghiên cứu Bell Labs, tại New Jersey, Mỹ.
Nhà ảo thuật vật lý
Được đào tạo ở nhà trường Đức và tìm được môi trường nghiên cứu lý tưởng ở Mỹ, con đường thăng tiến của nhà vật lý Hendrik Schön cũng tương tự như nhà hoá học Victor Ninov. Và xem ra họ cũng khá giống nhau về lòng tham, và do đó, rất giống nhau về sự lên bổng, xuống trầm và cái kết cay đắng của sự nghiệp, cuộc đời.
Họ bắt đầu lập nghiệp gần như đồng thời ở đất Mỹ, Ninov bỗng xuất hiện như “nhà phát minh” trong lãnh địa các nguyên tố siêu nặng, còn Schön nổi tiếng nhanh chóng trong giới vật lý chất rắn bởi một loạt bài báo khoa học mang tính “đột phá”.
Lĩnh vực nghiên cứu của Schön liên quan đến vật lý môi trường đông đặc và công nghệ nano. Cụ thể, ông tập trung nghiên cứu về điện tử học, tìm tòi và chế tạo các vật liệu tinh thể hữu cơ để thay thế những linh kiện bán dẫn thông thường (dựa trên vật liệu silic).
Sau một thời gian rất ngắn, nhà nghiên cứu trẻ tuổi Schön "biểu diễn" cho đồng nghiệp biết mình đã chế tạo được linh kiện bán dẫn bằng chất hữu cơ với những đặc tính mới mẻ cỡ kỷ lục thế giới, chẳng hạn có thể dẫn điện ở - 156 độ C, hoặc có đặc trưng đóng (on), mở (off) vượt xa bất cứ những gì đạt được của người khác. Ông còn chính thức công bố trên Nature thành công trong việc sản xuất một bóng bán dẫn rất bé với kích thước phân tử v.v. và v.v... .Ngoài ra, ông còn khoe khoang về việc giảm đáng kể giá thành của chế tao linh kiện, thiết bị.
Ông cũng tuyên bố, các đặc trưng đo được của sản phẩm chế tạo hầu hết trùng hợp với các tiên đoán của các lý thuyết, chẳng hạn như, các vật liệu hữu cơ có thể đã thể hiện tính siêu dẫn hoặc sử dụng như nguồn phát chất laser.
Rõ ràng, Schön muốn tô vẽ thành tích của mình như người đi đầu trong quá trình chuyển từ điện tử dựa trên tinh thể silicon sang điện tử các vật liệu hữu cơ. Với thành tựu đó, nhiều người có cảm giác rằng, giải Nobel đang ở trong tầm với của nhà phát minh trẻ đầy tham vọng - Schön.
Thanh danh của Schön phút chốc vang xa. Các “phát hiện” của ông đã được ông công bố trong các ấn phẩm khoa học nổi tiếng, bao gồm cả tạp chí Science (Khoa học) và Nature (Tự nhiên) và thu hút sự chú ý của đồng nghiệp trên thế giới. Năm 2001, ông được liệt kê như là một tác giả đặc biệt, trung bình cứ một vài tuần có một bài nghiên cứu công bố.
Với một loạt “phát minh” trên, dĩ nhiên Schön đã nhận được nhiều giải thưởng. Quê hương ông rất tự hào về người công dân xuất chúng của mình và tỏ ý muốn mời ông trở về cố quốc nhận những trọng trách về khoa học, chẳng hạn Viện trưởng Viện Vật lý Chất rắn ở Stuttgart, một vị trí không nhà khoa học nào ở độ tuổi ba mươi dám ước mơ.
Nhưng cũng sự lóe sáng bất thường ấy không thể không gợi lên những mối nghi ngờ. Đặc biệt sau khi nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới không thể tái tạo lại được các kết quả mà Schön công bố.
"Chiếc kim"...từ từ lòi ra
Không như một số lãnh địa khác, khoa học không phải là mảnh đất lành cho sự dối trá. Và các “phát minh” chói sáng của Schön như “chiếc kim trong bọc” không đợi lâu ngày đã lòi ra. Sự bại lộ bắt đầu từ một chi tiết bất ngờ. Trong một phút “lơ đãng”, Schön phạm phải sai lầm không thể sửa chữa được: ông đã đưa vào các bài báo hai đồ thị mô tả tính chất của hai mẫu tinh thể khác nhau do ông chế tạo, nhưng quá lạ lùng khi tìm thấy hai đoạn đầu và cuối đồ thị trùng khít nhau từng chi tiết nhỏ. Điều đó không thể có được trong thực tế. Nhiều người đi tìm và đã tìm được hiện tượng trùng hợp nhau như thế trong 6 bài báo đã đăng. Mọi chuyện vỡ lở chính từ 6 bài báo này.
Nhiều giáo sư cùng chuyên môn với Schön đã vạch ra những sai sót, mâu thuẫn khác nữa trong các công trình công bố của ông. Dù có giải thích, nhưng những lời giải thích của ông không được chấp nhận và gây ra một chuỗi các phản ứng, nhanh chóng dẫn đến các cuộc thảo luận trong cộng đồng khoa học về mức độ trách nhiệm của các đồng tác giả và những người phản biện cho phép đăng các bài báo khoa học như của Schön.
Cuối cùng, điều phải đến đã đến. Công luận đòi hỏi một cuộc điều tra chính thức.
Tháng 5/2002, Bell Labs thành lập một Uỷ ban điều tra, mời nhà vật lý có uy tín từ Đại học Stanford, giáo sư Malcolm Beasley, làm chủ tịch.
Uỷ ban này nghe ý kiến phát biểu từ tất cả các đồng tác giả của Schön, đồng thời phỏng vấn ba tác giả chính. Họ lục tìm bản thảo điện tử liên quan các công trình có vấn đề. Họ chú trọng tìm các bản sao của các dữ liệu gốc chưa qua xử lý gọi là tài liệu thô, nhưng đã phát hiện rằng Schön không còn lưu giữ ở phòng thí nghiệm, trong máy tính xách tay. Schön khai: các tập tin đã bị xóa bởi vì máy tính bị chật bộ nhớ ổ cứng. Ngoài ra, tất cả các mẫu linh kiện hữu cơ thử nghiệm của ông cũng đã bị vứt bỏ, hoặc bị hư hỏng không thể sửa chữa (!).
Họ còn tìm thấy tập dữ liệu đã được tái sử dụng trong một số thí nghiệm khác nhau. Họ cũng phát hiện rằng một số đồ thị mà ông tự nhận là đã được vẽ từ dữ liệu thực nghiệm thì thực sự là từ tính toán bởi công thức toán học.
Sau gần 5 tháng thu thập tài liệu và phân tích, Ban điều tra đã công bố công khai báo cáo của mình. Báo cáo đưa ra 24 điều cáo buộc về hành vi sai trái của nhóm “phát minh”. Trong đó có bằng chứng về hành vi sai trái khoa học trong ít nhất 16 điều thuộc bản thân ông Schön.
Với những kết quả trên, Phòng thí nghiệm Bell Labs đã chính thức kết luận, rằng toàn bộ nghiên cứu của Schön về khả năng dẫn điện của chất hữu cơ là giả mạo, rằng Schön đã tráo đổi hàng loạt dữ liệu. Và một sự thật hùng hồn nhất xác nhận kết luận nói trên chính là không có một phòng thí nghiệm nào khác có thể lập lại các thí nghiệm tương tự Schön mà thu được những kết quả như ông ta công bố.
Cái giá phải trả nặng nề
Và thế là đất bắt đầu lún sụt dưới chân Schön. Vào một ngày Thứ Ba đen tối, Bell Labs sa thải nghiên cứu viên Schön, đồng thời nhà chức trách Mỹ buộc ông phải rời khỏi ngay nước này. Trở về Đức, may sao ông vẫn tìm được một chỗ làm, một mảnh đất sống ở một xí nghiệp nọ.
Những hệ luỵ không dừng ở đó. Trước hết, sóng gió đến với các công trình mà Schön công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín và cũng “có công” tôn vinh nhà "khoa học" rất trẻ trở thành một ứng cử viên hậu bị cho giải Nobel. Giờ đây, các tạp chí này trong hai năm 2002 và 2003 lần lượt loại bỏ hàng loạt bài báo khoa học đã đăng của Schön, gồm 9 bài trên tạp chí Science, 6 trên Physical Review, 4 trên Applied Physics Letters, 2 trên Advanced Materials và 7 trên Nature.
Bão táp cũng nổi dậy từ chính chiếc nôi đã nuôi dạy và giới thiệu một "hiện tượng Schön". cho cộng đồng vật lý. Tháng sáu năm 2004, Đại học Konstanz (Đức) lên tiếng phê phán kịch liệt người học trò cũ. vừa mới đây là niềm tự hào của mình, với những lời nặng nề nhất. Họ gọi chuyện bê bối của Schön là “hành vi thấp kém”, là “vụ gian lận lớn nhất trong ngành vật lý nửa thế kỷ qua”. Và phê phán: vì Schön mà “danh tiếng của giới khoa học đã bị hoen ố”.
Bất ngờ, nhà trường này ra thông cáo báo chí cho biết học vị tiến sĩ của Jan Hendrik Schön đã bị thu hồi. Schön kháng cáo phán quyết trên, nhưng ngày 28/10/2009 Đại học Konstanz tuyên bố vẫn giữ nguyên phán quyết đó. Ngay cả khi Schön kiện lại và Tòa án lật ngược quyết định của Đại học để có thể giữ học vị tiến sĩ cho ông, trường đại học vẫn tỏ thái độ cương quyết và kháng cáo lại phán quyết của tòa án.
Như vậy, bằng sự lừa dối và những phát minh “rởm”, nhà nghiên cứu trẻ Hendrik Schön, dù có năng lực nhất định nào đó nhưng thiếu hụt những phẩm chất căn bản của một nhà khoa học, những tưởng như đã sắp được đặt chân lên lâu đài vinh quang bỗng chốc mọi ảo vọng đều tan biến. Cách hành xử với nhà phát minh rỡm này xem ra hơi nặng tay, nhưng âu cũng là lẽ công bằng.
Cũng như các nhà “đạo văn”, “bịa văn” khác, những Joachim Boldt, Victor Ninov, Hwang Woo-suk v.v…, đến lượt Jan Hendrik Schön cũng ra đi trắng tay và bẽ bàng trở thành con người xa lạ với thế giới khoa học. Cánh cổng xem như đã khép lại sau lưng ông.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Kỉ lục số bài báo khoa học bị rút
Trọng án khoa học và phát minh "dởm"
Chuyện chưa kể về "trọng án" khoa học ở Hàn Quốc
Trọng án khoa học và phát minh "dởm"
Chuyện chưa kể về "trọng án" khoa học ở Hàn Quốc
Sinh tại Verden năm 1970, Jan Hendrik Schön là một nhà vật lý Đức. Ông nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Konstanz năm 1997. Năm sau, ông được mời sang làm việc ở trung tâm nghiên cứu Bell Labs, tại New Jersey, Mỹ.
Trung tâm nghiên cứu Bell Labs, tại New Jersey, Mỹ - nơi Jan Hendrik Schön từng được mời làm việc sau khi nhận bằng tiến sĩ. Ảnh: Wikimedia. |
Được đào tạo ở nhà trường Đức và tìm được môi trường nghiên cứu lý tưởng ở Mỹ, con đường thăng tiến của nhà vật lý Hendrik Schön cũng tương tự như nhà hoá học Victor Ninov. Và xem ra họ cũng khá giống nhau về lòng tham, và do đó, rất giống nhau về sự lên bổng, xuống trầm và cái kết cay đắng của sự nghiệp, cuộc đời.
Họ bắt đầu lập nghiệp gần như đồng thời ở đất Mỹ, Ninov bỗng xuất hiện như “nhà phát minh” trong lãnh địa các nguyên tố siêu nặng, còn Schön nổi tiếng nhanh chóng trong giới vật lý chất rắn bởi một loạt bài báo khoa học mang tính “đột phá”.
Lĩnh vực nghiên cứu của Schön liên quan đến vật lý môi trường đông đặc và công nghệ nano. Cụ thể, ông tập trung nghiên cứu về điện tử học, tìm tòi và chế tạo các vật liệu tinh thể hữu cơ để thay thế những linh kiện bán dẫn thông thường (dựa trên vật liệu silic).
Sau một thời gian rất ngắn, nhà nghiên cứu trẻ tuổi Schön "biểu diễn" cho đồng nghiệp biết mình đã chế tạo được linh kiện bán dẫn bằng chất hữu cơ với những đặc tính mới mẻ cỡ kỷ lục thế giới, chẳng hạn có thể dẫn điện ở - 156 độ C, hoặc có đặc trưng đóng (on), mở (off) vượt xa bất cứ những gì đạt được của người khác. Ông còn chính thức công bố trên Nature thành công trong việc sản xuất một bóng bán dẫn rất bé với kích thước phân tử v.v. và v.v... .Ngoài ra, ông còn khoe khoang về việc giảm đáng kể giá thành của chế tao linh kiện, thiết bị.
Ông cũng tuyên bố, các đặc trưng đo được của sản phẩm chế tạo hầu hết trùng hợp với các tiên đoán của các lý thuyết, chẳng hạn như, các vật liệu hữu cơ có thể đã thể hiện tính siêu dẫn hoặc sử dụng như nguồn phát chất laser.
Rõ ràng, Schön muốn tô vẽ thành tích của mình như người đi đầu trong quá trình chuyển từ điện tử dựa trên tinh thể silicon sang điện tử các vật liệu hữu cơ. Với thành tựu đó, nhiều người có cảm giác rằng, giải Nobel đang ở trong tầm với của nhà phát minh trẻ đầy tham vọng - Schön.
Schön từng được tung hô như một nhà phát minh trẻ có khả năng đoạt giải Nobel danh giá. Ảnh: WordPress. |
Với một loạt “phát minh” trên, dĩ nhiên Schön đã nhận được nhiều giải thưởng. Quê hương ông rất tự hào về người công dân xuất chúng của mình và tỏ ý muốn mời ông trở về cố quốc nhận những trọng trách về khoa học, chẳng hạn Viện trưởng Viện Vật lý Chất rắn ở Stuttgart, một vị trí không nhà khoa học nào ở độ tuổi ba mươi dám ước mơ.
Nhưng cũng sự lóe sáng bất thường ấy không thể không gợi lên những mối nghi ngờ. Đặc biệt sau khi nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới không thể tái tạo lại được các kết quả mà Schön công bố.
"Chiếc kim"...từ từ lòi ra
Không như một số lãnh địa khác, khoa học không phải là mảnh đất lành cho sự dối trá. Và các “phát minh” chói sáng của Schön như “chiếc kim trong bọc” không đợi lâu ngày đã lòi ra. Sự bại lộ bắt đầu từ một chi tiết bất ngờ. Trong một phút “lơ đãng”, Schön phạm phải sai lầm không thể sửa chữa được: ông đã đưa vào các bài báo hai đồ thị mô tả tính chất của hai mẫu tinh thể khác nhau do ông chế tạo, nhưng quá lạ lùng khi tìm thấy hai đoạn đầu và cuối đồ thị trùng khít nhau từng chi tiết nhỏ. Điều đó không thể có được trong thực tế. Nhiều người đi tìm và đã tìm được hiện tượng trùng hợp nhau như thế trong 6 bài báo đã đăng. Mọi chuyện vỡ lở chính từ 6 bài báo này.
Nhiều giáo sư cùng chuyên môn với Schön đã vạch ra những sai sót, mâu thuẫn khác nữa trong các công trình công bố của ông. Dù có giải thích, nhưng những lời giải thích của ông không được chấp nhận và gây ra một chuỗi các phản ứng, nhanh chóng dẫn đến các cuộc thảo luận trong cộng đồng khoa học về mức độ trách nhiệm của các đồng tác giả và những người phản biện cho phép đăng các bài báo khoa học như của Schön.
Cuối cùng, điều phải đến đã đến. Công luận đòi hỏi một cuộc điều tra chính thức.
Tháng 5/2002, Bell Labs thành lập một Uỷ ban điều tra, mời nhà vật lý có uy tín từ Đại học Stanford, giáo sư Malcolm Beasley, làm chủ tịch.
Uỷ ban này nghe ý kiến phát biểu từ tất cả các đồng tác giả của Schön, đồng thời phỏng vấn ba tác giả chính. Họ lục tìm bản thảo điện tử liên quan các công trình có vấn đề. Họ chú trọng tìm các bản sao của các dữ liệu gốc chưa qua xử lý gọi là tài liệu thô, nhưng đã phát hiện rằng Schön không còn lưu giữ ở phòng thí nghiệm, trong máy tính xách tay. Schön khai: các tập tin đã bị xóa bởi vì máy tính bị chật bộ nhớ ổ cứng. Ngoài ra, tất cả các mẫu linh kiện hữu cơ thử nghiệm của ông cũng đã bị vứt bỏ, hoặc bị hư hỏng không thể sửa chữa (!).
Họ còn tìm thấy tập dữ liệu đã được tái sử dụng trong một số thí nghiệm khác nhau. Họ cũng phát hiện rằng một số đồ thị mà ông tự nhận là đã được vẽ từ dữ liệu thực nghiệm thì thực sự là từ tính toán bởi công thức toán học.
Sau gần 5 tháng thu thập tài liệu và phân tích, Ban điều tra đã công bố công khai báo cáo của mình. Báo cáo đưa ra 24 điều cáo buộc về hành vi sai trái của nhóm “phát minh”. Trong đó có bằng chứng về hành vi sai trái khoa học trong ít nhất 16 điều thuộc bản thân ông Schön.
Với những kết quả trên, Phòng thí nghiệm Bell Labs đã chính thức kết luận, rằng toàn bộ nghiên cứu của Schön về khả năng dẫn điện của chất hữu cơ là giả mạo, rằng Schön đã tráo đổi hàng loạt dữ liệu. Và một sự thật hùng hồn nhất xác nhận kết luận nói trên chính là không có một phòng thí nghiệm nào khác có thể lập lại các thí nghiệm tương tự Schön mà thu được những kết quả như ông ta công bố.
Cả thế giới lên án và quay lưng khi phát hiện toàn bộ nghiên cứu của Schön về khả năng dẫn điện của chất hữu cơ là giả mạo. Ảnh: DW |
Và thế là đất bắt đầu lún sụt dưới chân Schön. Vào một ngày Thứ Ba đen tối, Bell Labs sa thải nghiên cứu viên Schön, đồng thời nhà chức trách Mỹ buộc ông phải rời khỏi ngay nước này. Trở về Đức, may sao ông vẫn tìm được một chỗ làm, một mảnh đất sống ở một xí nghiệp nọ.
Những hệ luỵ không dừng ở đó. Trước hết, sóng gió đến với các công trình mà Schön công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín và cũng “có công” tôn vinh nhà "khoa học" rất trẻ trở thành một ứng cử viên hậu bị cho giải Nobel. Giờ đây, các tạp chí này trong hai năm 2002 và 2003 lần lượt loại bỏ hàng loạt bài báo khoa học đã đăng của Schön, gồm 9 bài trên tạp chí Science, 6 trên Physical Review, 4 trên Applied Physics Letters, 2 trên Advanced Materials và 7 trên Nature.
Bão táp cũng nổi dậy từ chính chiếc nôi đã nuôi dạy và giới thiệu một "hiện tượng Schön". cho cộng đồng vật lý. Tháng sáu năm 2004, Đại học Konstanz (Đức) lên tiếng phê phán kịch liệt người học trò cũ. vừa mới đây là niềm tự hào của mình, với những lời nặng nề nhất. Họ gọi chuyện bê bối của Schön là “hành vi thấp kém”, là “vụ gian lận lớn nhất trong ngành vật lý nửa thế kỷ qua”. Và phê phán: vì Schön mà “danh tiếng của giới khoa học đã bị hoen ố”.
Bất ngờ, nhà trường này ra thông cáo báo chí cho biết học vị tiến sĩ của Jan Hendrik Schön đã bị thu hồi. Schön kháng cáo phán quyết trên, nhưng ngày 28/10/2009 Đại học Konstanz tuyên bố vẫn giữ nguyên phán quyết đó. Ngay cả khi Schön kiện lại và Tòa án lật ngược quyết định của Đại học để có thể giữ học vị tiến sĩ cho ông, trường đại học vẫn tỏ thái độ cương quyết và kháng cáo lại phán quyết của tòa án.
Như vậy, bằng sự lừa dối và những phát minh “rởm”, nhà nghiên cứu trẻ Hendrik Schön, dù có năng lực nhất định nào đó nhưng thiếu hụt những phẩm chất căn bản của một nhà khoa học, những tưởng như đã sắp được đặt chân lên lâu đài vinh quang bỗng chốc mọi ảo vọng đều tan biến. Cách hành xử với nhà phát minh rỡm này xem ra hơi nặng tay, nhưng âu cũng là lẽ công bằng.
Cũng như các nhà “đạo văn”, “bịa văn” khác, những Joachim Boldt, Victor Ninov, Hwang Woo-suk v.v…, đến lượt Jan Hendrik Schön cũng ra đi trắng tay và bẽ bàng trở thành con người xa lạ với thế giới khoa học. Cánh cổng xem như đã khép lại sau lưng ông.
- Trần Minh