- Độ tuổi mà trẻ em có thể phải chịu trách nhiệm hình sự là chủ đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này đang được tranh luận trong quá trình sửa đổi bộ luật Hình sự. 

Dưới đây là bài viết của Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Youssouf Abdel-Jelil:

Có quan điểm cho rằng cách tiếp cận “cứng rắn với tội phạm” là cần thiết để trừng phạt trẻ em nhằm phòng ngừa tội phạm. 

Tuy nhiên, nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng do còn đang trong giai đoạn phát triển, việc trẻ em phải mang danh tội phạm hoặc bị đối xử như tội phạm ở độ tuổi nhỏ có thể tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sự phát triển và khả năng cải tạo, phục hồi thành công của trẻ.

Đề xuất giảm độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự không phù hợp với các bằng chứng khoa học, theo đó, não bộ của trẻ em chưa phát triển đầy đủ về cấu trúc và chức năng, làm ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định và làm tăng thêm những hành vi liều lĩnh, nhất là ở tuổi dậy thì. 

Khoa học cũng chỉ ra rằng trẻ em sẽ có khả năng “từ bỏ” được những hành vi này khi trưởng thành.

{keywords}

Việt Nam là quốc gia đi đầu về thực hiện quyền trẻ em trong 25 năm qua

Nếu trẻ em có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những nhóm có ý đồ xấu dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội, thì cũng có nghĩa là với những tác động tích cực, trẻ em có khả năng rất lớn để trở thành người tốt nếu các em được hỗ trợ bằng các chương trình phục hồi phù hợp thay vì bị trừng phạt một cách nghiêm khắc.

Việt Nam là quốc gia đi đầu về thực hiện quyền trẻ em trong 25 năm qua. Việc thông qua và thực hiện luật Trẻ em trong thời gian vừa qua là một bước tiến quan trọng. Luật Trẻ em tăng cường quyền trẻ em thông qua việc nhấn mạnh nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em và bảo vệ trẻ em. 

Bên cạnh đó, bộ luật Hình sự được sửa đổi bổ sung cũng đã có các biện pháp mạnh mẽ hơn để xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luật ra ngoài hệ thống tư pháp hình sự; quy định các biện pháp thay thế và hạn chế mạnh mẽ hơn đối với việc giam giữ người chưa thành niên vi phạm pháp luật; tăng cường bảo vệ người chưa thành niên khỏi các hình thức bạo lực, xâm hại.

Giải pháp toàn diện

Trong bối cảnh Việt Nam đang có những bước tiến tích cực về quyền trẻ em, việc sửa đổi bổ sung bộ luật Hình sự theo hướng giảm độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội danh có thể nhìn nhận là một bước lùi trong công tác bảo vệ quyền trẻ em.

Các chuẩn mực quốc tế yêu cầu các quốc gia thành viên phải xác định độ tuổi tối thiểu mà dưới tuổi đó trẻ em được coi là không có khả năng vi phạm luật hình sự. Ủy ban Quyền trẻ em khuyến nghị mạnh mẽ rằng độ tuổi hợp lý chịu trách nhiệm hình sự là từ 14 đến 16 tuổi. 

Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tại Đông Á và Thái Bình Dương có quy định phù hợp với khuyến nghị này. 

Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự theo hai mức tuổi, theo đó trẻ em đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, và trẻ em từ 14 đến 16 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm.

{keywords}
Trẻ em ở Thái Nguyên trong buổi chiếu phim miễn phí 

Đa phần trẻ em vi phạm pháp luật là những trẻ em bị tác động bởi những yếu tố như gia đình, nhà trường hoặc cộng đồng nơi trẻ em tiếp xúc với những hành vi có nguy cơ. Bằng chứng cho thấy “nghiêm khắc” hay “dọa cho sợ” không làm cho trẻ em bỏ được những hành vi không đúng đắn. 

Cách tiếp cận này chưa giải quyết được nguyên nhân căn bản của hành vi đó. Thậm chí việc giam giữ trẻ em chỉ khiến trẻ phải tiếp xúc nhiều hơn với những hành vi tiêu cực và thường đẩy trẻ em vào con đường phạm tội sau này.

Bằng chứng cho thấy đưa trẻ em vào tù không có hiệu quả giáo dục, phục hồi và phòng ngừa tái phạm, do đó pháp luật không cần phải nghiêm khắc hơn nữa. Ở giai đoạn dậy thì, “tuổi teen”, là thời gian trẻ em có thể bị ảnh hưởng tốt hơn hoặc xấu đi, do đó, phục hồi và tái hòa nhập cần được coi là mục tiêu chính.

UNICEF kêu gọi và khuyến nghị việc sửa đổi bổ sung bộ luật Hình sự không mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ em bằng quy định giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trẻ em từ 14 đến 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 28 tội danh rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. 

Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hướng tới một giải pháp toàn diện hơn đối với vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật theo hướng không hình sự hóa mà tập trung giải quyết nguyên nhân gốc rẽ các hành vi của trẻ. 

Cách tiếp cận này khuyến khích trẻ em nhận trách nhiệm với những hành động của mình, cung cấp cho trẻ em các dịch vụ phục hồi phù hợp để giúp trẻ em vi phạm pháp luật tái hòa nhập và trở thành những công dân có ích trong xã hội.

Giữ nguyên tuổi trẻ em dưới 16 tuổi

Giữ nguyên tuổi trẻ em dưới 16 tuổi

Quốc hội đã thông qua luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi).

Cơ hội để VN củng cố vị trí tiên phong về quyền trẻ em

Cơ hội để VN củng cố vị trí tiên phong về quyền trẻ em

UNICEF quan ngại rằng việc không chấp thuận nâng độ tuổi trẻ em lên 18 sẽ gây các tác động tiêu cực cho trẻ em.

Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam