Theo tờ South China Morning Post, đây là một phần trong kế hoạch tìm kiếm trữ lượng đất hiếm đa dạng bên ngoài Trung Quốc, một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết mới đây.
Hành động này diễn ra khi Trung Quốc đe dọa hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Hoa Kỳ, một trong nhóm 17 khoáng sản được sử dụng trong rất nhiều thiết bị quân sự và điện tử tiêu dùng công nghệ cao.
Hoa Kỳ đang tìm kiếm bất kỳ nguồn cung cấp đất hiếm nào ngoài Trung Quốc. |
Mặc dù Trung Quốc chỉ có 1/3 trữ lượng đất hiếm của thế giới, nhưng nó chiếm tới 80% lượng khoáng sản nhập khẩu của Hoa Kỳ vì nước này kiểm soát gần như tất cả các cơ sở để xử lý nguyên liệu, theo dữ liệu Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
“Chúng tôi đang tìm kiếm bất kỳ nguồn cung cấp đất hiếm nào ngoài Trung Quốc. Chúng tôi muốn sự nhập khẩu đa dạng. Chúng tôi không muốn chỉ có một nguồn cung đơn lẻ”, Jason Nie, một kỹ sư vật liệu của Cơ quan Hậu cần Quốc phòng Lầu Năm Góc, cho biết bên lề hội nghị khoáng sản đặc biệt ở Chicago.
DLA, công ty chịu trách nhiệm mua, lưu trữ và vận chuyển nhiều vật tư của Lầu Năm Góc cũng đã có cuộc hội đàm với Công ty Rainbow Rare Earths của Burundi, một quốc gia Đông Phi về nguồn cung đất hiếm trong tương lai. Công ty này cũng giới thiệu một số dự án đất hiếm của Hoa Kỳ đang được phát triển với các nhà tài chính tiềm năng, Nie nói.
Điều này cho thấy Lầu năm góc đang ngày càng tập trung vào việc đa dạng hóa nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng.
Tính đến tháng 9/2016, theo báo cáo hoạt động gần đây nhất, DLA nắm giữ cổ phiếu của nhiều khoáng sản quan trọng trị giá 1,15 tỷ USD.
Một số thiết bị mà Lầu Năm Góc mua, bao gồm kính nhìn ban đêm và máy bay, cũng được chế tạo một phần bằng đất hiếm. Lầu Năm Góc từ lâu đã hỗ trợ việc các nhà thầu quân sự mua khoáng sản có nguồn gốc trong nước, mặc dù hiện tại không có cơ sở chế biến đất hiếm nào của Mỹ.
Hồi tháng trước, Trung Quốc như cố ý làm xung đột thương mại leo thang với Hoa Kỳ, nên đã ngụ ý thông qua các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát rằng, họ có thể hạn chế việc bán đất hiếm cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hành động này sẽ được ưu tiên vì Trung Quốc đã hủy bỏ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản từ năm 2010 sau một cuộc tranh chấp ngoại giao.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ mới đây đã khuyến nghị các bước khẩn cấp để thúc đẩy sản xuất đất hiếm trong nước.
Báo cáo có 61 khuyến nghị cụ thể, bao gồm các khoản vay lãi suất thấp và một điều khoản dành cho các công ty quốc phòng của Mỹ để tăng nguồn cung đất hiếm của nước này.
Nó cũng kêu gọi các công ty khai thác ở Châu Phi hay các nơi khác hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của Hoa Kỳ, điều này phù hợp với việc tiếp cận DLA.
(Theo Dân trí)