W-Đồng Nai.jpg

Mã số vùng trồng là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại. Nắm rõ điều đó, tỉnh Đồng Nai đã tập trung hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng hàng loạt mã truy xuất nguồn gốc điện tử trên địa bàn tỉnh.

W-Đồng Nai 2.jpg

Tại huyện Xuân Lộc, những năm gần đây, nhằm định vị giá trị và đưa ca cao vươn xa ra thị trường quốc tế, địa phương đã có nhiều chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hình thành hợp tác xã liên kết và chế biến sâu cũng như tạo mã truy xuất nguồn gốc điện tử.

W-Đồng Nai 5.jpg

Tiêu biểu trên địa bàn đã hình thành được vùng nguyên liệu với tổng diện tích trên 70 hecta của HTX ca cao xã Suối Cát. Mới đây, quy trình sản xuất ca cao tại HTX ca cao Suối Cát đã được chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, giúp mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng cường uy tín của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

W-Đồng Nai   Nguyễn Huế.jpg

Từ đó, Công ty TNHH Marou Chocolate, một trong những công ty sản xuất chocolate có thương hiệu lớn trên thế giới đã đến HTX này tìm hiểu và tạo cơ hội hợp tác. 

W-Đồng Nai   Nguyễn Huế 5.jpg

Hiện tại, HTX Dịch vụ nông nghiệp ca cao Suối Cát đã hình thành được vùng nguyên liệu với tổng diện tích trên 70 hécta và 30 thành viên. Theo ông Trương Văn Mỹ, Giám đốc HTX: sau 3 năm thực hiện dự án liên kết, diện tích ca cao tăng rõ rệt. Hiện nay trái ca cao tươi được HTX mua với giá 7 ngàn đồng/kg, cao hơn giá ký hợp đồng, người dân rất phấn khởi.

W-Đồng Nai   Nguyễn Huế 2.jpg

Để tiếp tục nâng cao chất lượng ca cao, đảm bảo năng suất, ông Mỹ cũng các thành viên HTX liên tục học tập, ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống máy móc để chế biến sâu thành các sản phẩm kẹo, thức uống từ hạt ca cao.

W-Đồng Nai   Nguyễn Huế 8.jpg

Các sản phẩm từ ca cao của HTX được chứng nhận OCOP, có mặt trên sàn thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Với những thành tích đạt được, HTX Dịch vụ ca cao Suối Cát đã vinh dự được trao giải thưởng Ngôi sao HTX 2024.

Mới đây, trường Đại học Quốc tế Đồng Nai đã liên kế với  Đại học GHENT (Bỉ) khảo sát tiền khả thi và triển khai xây dựng Dự án Cải thiện đời sống nông dân trồng ca cao tại các tỉnh phía Nam Việt Nam, dự án chọn tỉnh Đồng Nai và Bến Tre để triển khai, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn (tái sử dụng vỏ cứng trái, vỏ lụa hạt, lá, nước ca cao để chế biến thực phẩm); Chuyển giao công nghệ sản xuất chocolate không tan chảy trong nhiệt độ phòng; hình thành chuỗi giá trị…

W-Đồng Nai   Nguyễn Huế 11.jpg


Trên những cơ sở đó, thời gian tới, tỉnh Đồng Nai tiếp tục phối hợp cùng các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện triển khai hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc cho nhiều loại nông sản tiêu biểu khác của tỉnh theo Văn bản số 1776/BNN-BVTV ngày 23.3.2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. 

Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường mối liên kết với các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói để tránh việc mạo danh mã số, đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm và kiểm soát khâu xuất khẩu, cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng mã số.