W-lúa An Giang   Nguyễn Huế 20.jpg

Tỉnh An Giang có trên 80% diện tích là đất nông nghiệp, 65% lao động nông thôn có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa. Năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh đạt mức tăng trưởng cao 4,43%.

W-lúa An Giang   Nguyễn Huế 17.jpg

Để nâng cao chất lượng, ngành hàng lúa gạo An Giang đã và đang hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cấp mã số vùng trồng. Điển hình là Đề án 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, hướng tới tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến 2030.

Theo đó, tham gia vào đề án, các thành viên, hộ liên kết tiến hành sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận. Nông dân được liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

W-Tây Ninh   Nguyễn Huế 3.jpg

Cùng với đó là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào ngành nông nghiệp trồng cây lúa chủ lực của tỉnh được chú trọng. Hiện nay, toàn tỉnh An Giang có 260-315 máy bay không người lái (drone) phục vụ sản xuất lúa, giảm thiểu phương pháp truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ như drone không chỉ giúp giảm lượng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, mà còn mở ra hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhiều thuận lợi.

W-Tây Ninh   Nguyễn Huế 2.jpg

Theo đó, lượng giống gieo sạ đã giảm từ 100-200 kg xuống còn 80-100 kg/hecta. Đây là tiền đề thuận lợi để triển khai Đề án 1,2 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao trong thời gian tới. 

W-lúa An Giang   Nguyễn Huế 16.jpg

An Giang cũng đã ban hành đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó tập trung xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, góp phần đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.

W-lúa An Giang   Nguyễn Huế 15.jpg

Tỉnh An Giang phấn đấu có từ 50 - 70% quy trình được tự động hóa qua ứng dụng thông minh, 70 - 80% diện tích lúa chất lượng cao được cấp mã số vùng trồng. "Khi ứng dụng cái công nghệ vào sản xuất thì thời gian chúng ta ngoài đồng ruộng sẽ được ngắn lại và cái sức khỏe của bà con sẽ được đảm bảo tốt hơn. Hiện tại, chúng tôi đã truy xuất được nguồn gốc sản xuất lúa và sẽ đăng ký được mã vùng trồng", ông Đặng Thái Hiện, Giám đốc HTX nông nghiệp Lộc Phát 1 chia sẻ.

W-lúa An Giang   Nguyễn Huế 18.jpg

Mới đây, An Giang đã ký hợp tác với một doanh nghiệp để triển khai dự án “Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo cấp vùng tại tỉnh An Giang” với quy trình sản xuất tự động thông minh.

W-lúa An Giang   Nguyễn Huế 14.jpg

Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả và xuất khẩu gạo bền vững, giảm về lượng và tăng về chất, duy trì ổn định, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ gạo. 

W-lúa An Giang   Nguyễn Huế 19.jpg

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, An Giang sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong sản xuất, chế biến lúa gạo; tăng cường hợp tác, kết nối trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ với các đối tác trong việc đào tạo nhân lực, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Hợp tác đầu tư sản xuất lúa gạo tại các nước có nhu cầu và có tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa gạo.

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đổi mới công tác thông tin với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Văn phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam trong giới thiệu, hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo kết nối thương mại, phối hợp đẩy mạnh hơn nữa quảng bá thương hiệu và sản phẩm gạo An Giang tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong sản xuất, chế biến lúa gạo; tăng cường hợp tác, kết nối trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ với các đối tác trong việc đào tạo nhân lực, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.