Thông báo này được TSMC đưa ra chỉ vài ngày sau khi Intel công bố kế hoạch chi 20 tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất chip tiên tiến của mình. Trước đó, TSMC cũng đã lên kế hoạch chi 25 tỷ đến 28 tỷ USD trong năm 2021 để phát triển và sản xuất các dòng sản phẩm chip tiên tiến.
TSMC sẽ đầu tư 100 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu chip toàn cầu |
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các công ty công nghệ trên toàn cầu đang lao đao vì tình trạng thiếu chất bán dẫn đang diễn ra buộc các công ty sản xuất ô tô phải cắt giảm sản lượng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn cũng đang làm tổn thương đến các nhà sản xuất điện thoại thông minh, các nhà sản xuất máy tính xách tay và thiết bị công nghệ trong bối cảnh nhu cầu gia tăng do đại dịch.
Trong một tuyên bố với Reuters, TSMC cho biết: “Chúng tôi đang bước vào một thời kỳ tăng trưởng cao hơn khi xu hướng 5G và điện toán hiệu suất cao được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ về công nghệ bán dẫn của chúng tôi trong vài năm tới. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng đẩy nhanh quá trình số hóa ở mọi khía cạnh”.
TSMC cũng như các công ty công nghệ khác trên toàn cầu đã được hưởng lợi từ xu hướng làm việc và học tập tại nhà trong đại dịch Covid-19, khi mọi người đổ xô đi mua máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác.
TSMC đã công bố kế hoạch vào tháng 5 để xây dựng nhà máy trị giá 12 tỷ USD của riêng mình ở bang Arizona của Hoa Kỳ, trong một chiến thắng rõ ràng cho chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đang thúc đẩy giành giật chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu từ Trung Quốc.
Đối thủ của TSMC là Intel cho biết trong tháng này họ sẽ xây dựng hai nhà máy mới tại một khuôn viên hiện có ở bang Arizona để sản xuất chip của riêng mình nhưng cũng mở cửa cho khách hàng bên ngoài trong mô hình kinh doanh được gọi là “xưởng đúc” trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Phan Văn Hòa (theo Reuters)
Khan hiếm chip có thể kéo dài đến 2022
Tình trạng khan hiếm chip đang diễn ra trên toàn cầu không thể giải quyết trong một sớm một chiều.