1. Điền từ còn thiếu vào câu “Già kén... hom”?

  • Hẹn
  • Vẹn
  • Kẹn
  • Khẹn
Chính xác

Ý nghĩa của câu “Già kén kẹn hom” còn nhiều tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng đây là sự đúc rút kinh nghiệm từ nghề nuôi tằm. “Hom” là những nan tre, nứa dùng để đan né – tấm phên để thả tằm chín ra kéo kén. Người nuôi tằm gỡ kén đúng thời điểm sẽ dễ dàng, nếu để kén già quá sẽ khó gỡ vì dính chặt vào hom.

Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng đây là trường hợp chơi chữ. “Kén” tức kén chọn, khi kén chọn kỹ quá cuối cùng sẽ không được gì. Câu này thường dùng để chê những phụ nữ kén chồng kỹ, đến mức quá tuổi vẫn chưa có chồng.

2. Từ nào còn thiếu trong câu “Mỏng... hay hạt”?

  • Xay
  • Tay
  • Tày
  • Mày
Chính xác

Câu tục ngữ này là kinh nghiệm chọn giống của nhà nông. Mày là vảy dính ở gốc hạt lúa, hạt ngô. Hễ mỏng mày là hạt chắc, nếu dùng làm hạt giống rất tốt, cây phát triển khỏe và hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu, câu “Mỏng mày hay hạt” còn dùng để chỉ những người phụ nữ có khuôn mặt nhẹ nhõm, dáng điệu thanh thoát, thường ẩn bên trong những phẩm chất tốt đẹp như: khéo léo, đảm đang, tháo vát, thuận lợi về đường con cái.

3. Điền từ còn thiếu vào câu “Đơn... độc mã”?

  • Côi
  • Phương
  • Thương
Chính xác

“Đơn thương độc mã” được hiểu là một cây thương, một con ngựa. Thế nhưng thực tế có rất nhiều người viết sai thành “Đơn phương độc mã”. Câu này mang nghĩa một người phải làm việc hoặc đấu tranh đơn độc, không có ai giúp sức.

4. Từ nào còn thiếu trong câu “Trót đa... phải đèo bòng”?

  • Hạt
  • Đoan
  • Phương
  • Mang
Chính xác

Câu “Trót đa mang phải đèo bòng” thường dùng để chỉ những người tham việc, ôm đồm nhiều thứ vào người, để rồi phải chịu nhiều sự vướng bận, mệt mỏi.

5. Điền từ còn thiếu vào câu “Rao ngọc bán...”?

  • Chì
  • Đồng
  • Đá
  • Sắt
Chính xác

“Rao ngọc, bán đá” là một thành ngữ mang ý nghĩa phê phán hành vi lừa dối, không có chữ tín, gian trá trong kinh doanh, buôn bán.