Theo ông, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở Điện Biên và Giám đốc Công an là người trước hết phải chịu trách nhiệm.

"Áp lực nhiều lắm, mỗi việc làm, mệnh lệnh của mình đều phải tính toán rất tỉ mỉ, cặn kẽ và phải đảm bảo các yêu cầu", Tướng Hồng nói.

Ông kể, sau khi vụ án xảy ra, một số đối tượng bị bắt giữ che giấu hành vi bằng cách khai lúc thế này, lúc thế khác khiến các cán bộ, chiến sĩ rất vất vả để tìm bằng chứng.

XEM CLIP:

Tình tiết khiến dư luận ngỡ ngàng ở chỗ người mẹ là một mắt xích quan trọng, liên quan trực tiếp trong vụ án. Ông đánh giá thế nào về tình tiết này?

Đây cũng là một trong những tâm lý của tội phạm. Bà mẹ của nạn nhân Cao Mỹ Duyên không cộng tác với công an, không nói ngay việc con mình bị bắt vì sợ lộ chuyện bà ấy có liên quan đường dây ma túy. 

Khi Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, Vì Văn Toán cầm điện thoại của nạn nhân. Chị của Duyên có gọi điện thoại và Toán là người mở máy nghe. Toán đòi gặp bà Hiền, nói rõ với bà Hiền là: “Chúng tao đã bắt con gái mày, phải trả tiền”, thì bà Hiền trả lời không trả tiền và tắt máy.

Trong khi đó, cơ quan công an tiếp tục đi tìm cô Duyên hết sức vất vả, kể cả lần theo thông tin có đối tượng ở biên giới Campuchia gọi về. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của cơ quan công an thì việc đó không thể xảy ra. Công an tiếp tục tìm kiếm và phát hiện xe máy của nạn nhân.

Lúc này công an nhận định khả năng đã có một vụ án xảy ra và tập trung lực lượng, xác lập chuyên án. Sau khi xác định đối tượng là bắt giữ để tiếp tục mở rộng vụ án, lúc đó chuyển sang giai đoạn tố tụng.

Ở giai đoạn đầu, dư luận chưa hiểu được mức độ phức tạp của vụ án nên có ý chê trách công an tỉnh phá án chậm... Lúc ấy, ông có thấy áp lực?

Mỗi vụ án đều có áp lực ở mức độ khác nhau nhưng vụ này áp lực lớn hơn. Quan điểm của chúng tôi là làm sao để làm nhanh nhất, làm rõ nhất và đúng bản chất của vụ án.

Còn việc dư luận có nhiều ý kiến bàn luận, đó là lẽ thường tình. 

Để làm rõ vụ án này cũng hết sức khó khăn vì các đối tượng đều nghiện ma túy, đã có rất nhiều tiền án tiền sự và hoạt động có tổ chức.

{keywords}
Thiếu tướng Sùng A Hồng. Ảnh: Trần Thường 

Cho nên, hành vi phạm tội của chúng đã được bàn và thống nhất, từ việc chuẩn bị, thực hiện cho đến việc che giấu tội phạm rất tinh vi. Ngoài ra, khi công an vào cuộc thì không được sự cộng tác của gia đình nạn nhân.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các lãnh đạo Bộ Công an, sự phối hợp của các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, Công an tỉnh Điện Biên đã điều tra làm rõ toàn bộ bản chất vụ án. Như vậy cũng một phần làm nguôi đi những bức xúc của dư luận, của nhân dân.

Khi mới phá án, Công an Điện Biên khen thưởng một số cán bộ chiến sĩ khiến không ít ý kiến lên án?

Trong quá trình điều tra, có những giai đoạn cơ quan công an Điện Biên cũng như tỉnh có việc khen cán bộ chiến sĩ, dư luận nhân dân cho rằng là không đúng, không thỏa đáng… Việc đấy tôi cũng không bình luận thêm.

Nhưng với công việc của công an, khi hoàn thành chuyên án trinh sát chuyển sang một giai đoạn khác, thì khen cho anh em là đúng. Do mỗi người một việc, có người hiểu thì chia sẻ nhưng có người cũng chưa hiểu.

Tuy nhiên, đối với lực lượng công an, việc đó cũng là bình thường vì lực lượng công an cũng bị áp lực nhiều rồi. 

Việc khai quật tử thi nạn nhân sau 10 ngày chôn cất cũng có không ít “gạch đá” dành cho Công an Điện Biên? Ông có thể lý giải thêm về việc này?

Đây cũng là một quyết định có thể nói là tính toán rất kỹ. 

Nhiều người cho rằng do trong quá trình khám nghiệm và mổ tử thi ban đầu làm không tốt nên đã chôn 10 ngày rồi lại khai quật lên. Nhưng với người trong cuộc thì không phải thế, nhờ việc khai quật tử thi mà các đối tượng không thể che giấu được, buộc phải nhận tội

Đối tượng Hùng khai dùng dây thép để siết cổ nạn nhân, nhưng chúng tôi xem ảnh và quá trình diễn biến của việc khám nghiệm tử thi thấy không phù hợp.

Khai quật tử thi một lần nữa khẳng định và chứng minh rằng nạn nhân bị siết cổ không phải bằng sợi dây thép, mà khả năng là một vật gì đó như là móc xích, buộc đối tượng phải nhận tội là dùng côn nhị khúc.

Khi đi khám xét nơi ở của đối tượng thì không thu được cái côn nhị khúc này. Tiếp tục phải đấu tranh bằng những tài liệu khác thì Hùng khai côn nhị khúc giấu ở nhà bạn.

Lần thứ nhất thu được một cái côn nhị khúc chuôi bằng gỗ. Giám định côn này thì không có tế bào của nạn nhân để lại.

Tiếp tục khai thác rồi tìm kiếm tại nhà bạn thì chiếc côn nhị khúc chúng dùng siết cổ Duyên được giấu rất kín, trên nóc tủ. Côn nhị khúc này có chuôi bằng thép, khi giám định trên chiếc côn này có tế bào của Cao Mỹ Duyên.

Như vậy thì càng có những tài liệu chứng cứ rất xác đáng là chính các đối tượng này đã gây ra vụ án.

Bùi Văn Công kêu oan, chối chuyện siết cổ nữ sinh Cao Mỹ Duyên

Bùi Văn Công kêu oan, chối chuyện siết cổ nữ sinh Cao Mỹ Duyên

HĐXX TAND tỉnh Điện Biên tiếp tục phiên xét xử lưu động 9 bị cáo tham gia bắt cóc, sát hại nạn nhân Cao Mỹ Duyên.

Thu Hằng - Hồng Nhì