Tỷ giá ngoại tệ ngày 19/2 phục hồi nhẹ sau đó nhưng tuần qua vẫn là tuần rớt giá mạnh của đồng tiền này.

Tính đến đầu phiên giao dịch (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,63% ở mức 89,04.

Stephen Gallo, giám đốc chiến lược ngoại hối châu Âu tại ngân hàng Bank of Montreal cho biết, đồng USD đang ở trong xu hướng giảm về cơ cấu trong trung hạn, phần lớn là do thâm hụt tài chính ở Mỹ đang tăng nhanh.

Theo báo cáo thống kê của Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2018 tăng 0,5%, cao hơn nhiều so với dự báo 0,3% được các chuyên gia đưa ra trước đó. Đây là mức tăng mạnh nhất trong 5 tháng. Con số khá ngạc nhiên này đã đẩy đồng USD xuống đáy.

{keywords}

Đồng USD đã có một tuần giao dịch tồi tệ nhất trong 9 tháng gần đây sau khi sụt giảm vào cuối ngày 15/2 và đầu ngày 16/2. So với thời điểm đầu năm 2018, chỉ số đo sức mạnh đồng bạc xanh này vẫn nhỉnh hơn, ở mức 89,08 điểm.

Đô la Mỹ quay đầu giảm do lo ngại về thâm hụt ở Mỹ, dự kiến sẽ tăng lên gần 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2019 sau khi thông báo về chi phí cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế doanh nghiệp.

Chuyên viên phân tích MUFG dự báo nếu thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trở nên ổn định và lợi suất trái phiếu bắt đầu giảm trở lại, những lo lắng trên sẽ giảm bớt và có thể dẫn tới sự hồi phục đáng kể của đồng USD.

Chốt phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.438 đồng. Vietcombank và ACB niêm yết ở mức: 22.665 đồng (mua) và 22.735 đồng (bán). Vietinbank: 22.660 đồng (mua) và 22.730 đồng (bán). BIDV: 22.670 đồng (mua) và 22.740 đồng (bán). Techcombank: 22.660 đồng (mua) và 22.750 đồng (bán).

Nam Hải