Tỷ giá ngoại tệ ngày 3/5 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế treo cao ở đỉnh 4 tháng nhờ lực cầu đặt cược vào đồng tiền này còn khá lớn.

Ngày 3/5 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.557 đồng (tăng 9 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.700 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.204 đồng (tăng 9 đồng).

Đầu giờ sáng 3/5, một số ngân hàng thương mại giảm tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay bớt 5 đồng so với cuối phiên liền trước, phổ biến ở mức 22.725 đồng (mua) và 22.795 đồng (bán).

Vietcombank và Vietinbank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.725 đồng (mua) và 22.795 đồng (bán). BIDV: 22.730 đồng (mua) và 22.800 đồng (bán).  ACB: 22.720 đồng (mua) và 22.790 đồng (bán).  Techcombank: 22.710 đồng (mua) và 22.810 đồng (bán).

Đầu phiên giao dịch ngày 3/5 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,61 điểm.

USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1956 USD; 109,99 yen đổi 1 USD  và 1,3604 USD đổi 1 bảng Anh. 

{keywords}
 

Đêm qua, đồng USD trên thị trường quốc tế treo cao ở đỉnh 4 tháng nhờ lực cầu đặt cược vào đồng tiền này còn khá lớn. Có nhiều tín hiệu cho thấy đồng USD có thể còn tăng giá.

Hiện tại, giới đầu tư chờ đợi thêm các manh mối từ cuộc họp chính sách tiền tệ 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để xác định rõ ràng hơn về chính sách lãi suất của nước Mỹ trong thời gian tới.

Đồng USD treo ở mức cao gần 4 tháng nhờ triển vọng kinh tế Mỹ vững mạnh, tốt hơn nhiều so với nền kinh tế phát triển khác, trong đó có châu Âu  và lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ vẫn quanh ngưỡng cao nhạy cảm 3%/năm.

Trong tháng 4 vừa qua, đồng USD đã chứng kiến một tháng tăng mạnh nhất kể từ khi sau cuộc bầu cử mà tổng thống Mỹ Donald Trump là người thắng cuộc.

Đồng bạc xanh tăng giá còn do Ngân hàng Trung Quốc có xu hướng muốn làm suy yếu đồng nhân dân tệ trước cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Ngân hàng Trung Quốc đã giảm mức tham chiếu xuống còn 6,367 tệ đổi 1 USD, thấp hơn mức 6,361 tệ đổi 1 USD mà các chuyên gia kinh tế và các nhà phân tích của Bloomberg dự đoán.

Đây được xem là một động thái kéo xuống để có “room” sau đó kéo lên nếu Mỹ gây áp lực buộc Trung Quốc phải nâng giá đồng tiền để giảm lợi thế cạnh tranh trong thương mại giữa 2 nước.

Theo kế hoạch, đoàn đại diện cấp cao của Mỹ, bao gồm bộ trường tài chính, bộ trưởng thương mại và cố vấn kinh tế Nhà Trắng của Tổng thống Trump tới Bắc Kinh nhằm đàm phán để thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ.

Trên thị trường trong nước phiên ngày 2/5, tỷ giá USD/VND ở một số các ngân hàng giảm 5-10 đồng so với phiên liền trước, phổ biến mức: 22.725 đồng/USD và 22.725 đồng/USD.

Tới cuối phiên 2/5, Vietcombank và ACB niêm yết ở mức: 22.720 đồng (mua) và 22.790 đồng (bán). Vietinbank: 22.727 đồng (mua) và 22.797 đồng (bán). BIDV: 22.730 đồng (mua) và 22.800 đồng (bán). Techcombank: 22.710 đồng (mua) và 22.810 đồng (bán).

So với trước Tết, tỷ giá đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 55-65 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

Giá USD trên thị trường chợ đen đứng ở mức: 22.815 - 22.835 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 2/5, tỷ giá Euro đứng ở mức: 27.157 đồng (mua) và 27.482 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 30.668 đồng (mua) và 31.159 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 204,3 đồng và bán ra ở mức 208,2 đồng.

V. Minh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/5: USD điều chỉnh nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/5: USD điều chỉnh nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/5 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tăng dựng ngược trước một thời điểm quan trọng.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/5: USD vào đợt tăng giá dài

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/5: USD vào đợt tăng giá dài

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/5 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá do lạm phát của nền kinh tế Mỹ đã đạt được mục tiêu đề ra.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 30/4: USD giảm, Euro tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ ngày 30/4: USD giảm, Euro tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ ngày 30/4 giảm nhẹ, các nhà đầu tư đang hướng tới báo cáo việc làm và cuộc họp chính sách của Fed.