Ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.190 đồng (tăng 6 đồng so với hôm qua).
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.975 đồng và bán ra ở mức 23.830 đồng
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.100 và 22.900 đồng/USD. BIDV là 23.100 và 22.900 đồng/USD.
Eximbank là 22.900 đồng/USD và 23.080 đồng/USD. Tại ACB, tỷ giá là 22.990 đồng/USD và 23.080 đồng/USD.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,24 điểm, giảm 0,24%.
Báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu được đưa ra trước báo cáo việc làm tháng Sáu của Chính phủ Mỹ, dự kiến công bố ngày 2/7 (giờ địa phương). Giới phân tích kỳ vọng nền kinh tế hàng đầu thế giới có thêm 725.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5,8% xuống 5,7% trong giai đoạn trên.
Các chuyên gia cho rằng một báo cáo việc làm lạc quan có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ.
David Adams, chiến lược gia phụ trách mảng tiền tệ của nhóm G10 thuộc ngân hàng Morgan Stanley cho biết, USD diễn biến tích cực. Điều đó sẽ tạo ra một số sức mạnh cho đồng USD trong ngắn hạn. Ông hy vọng đồng USD sẽ duy trì trong một phạm vi khá rộng.
Tỷ giá ngoại tệ |
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh, các chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái trên toàn thế giới, với khoảng 16.000 tỷ USD hỗ trợ tài chính và việc bơm tiền mạnh tay của các ngân hàng trung ương.
IMF nhận thấy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu ngày càng được cải thiện, nhờ hai động lực chính là Mỹ và Trung Quốc. Trong quý đầu tiên của năm nay, kinh tế Mỹ tăng 1,6% so với quý trước đó và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng kỳ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở các mức tương ứng 0,6% và 18,3%.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Largarde, cho rằng còn quá sớm để tranh luận về việc giảm bớt quy mô Chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trong đại dịch trị giá 1.850 tỷ euro (hơn 2.240 tỷ USD).
Bà nói Eurozone đang ghi nhận dấu hiệu khởi sắc, nhưng sự phục hồi này cần phải ổn định và bền vững trước khi ECB có thể thảo luận về việc rút dần các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp.
Trong khi đó tại Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Hàn Quốc tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu công bố hôm nay, thấp hơn so với dự báo tăng 2,5% từ giới phân tích. CPI tháng 5 là 2,6%, tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2012.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng lãi suất cơ bản, đang thấp kỷ lục 0,5%, của Hàn Quốc có thể tăng sớm nhất vào quý III, giá nhà ở tăng còn lạm phát trên 2%, bất chấp hiệu ứng nền mờ nhạt dần.
Hàn Quốc có thể là nền kinh tế châu Á đầu tiên thoát dần khỏi các gói kích thích tiền tệ thời đại dịch và bình thường hóa chính sách nới lỏng.
Ngày 2/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.184 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.975 đồng và bán ra ở mức 23.827 đồng.
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.910 đồng (mua) và 23.110 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.920 đồng/USD và 23.120 đồng/USD. Vietinbank: 22.905 đồng/USD và 23.105 đồng/USD. ACB: 22.930 đồng/USD và 23.090 đồng/USD.
Đông Sơn