Công nghệ viễn thám và GIS hỗ trợ ra quyết định nhanh trên phạm vi rộng, giá thành thấp

Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tư liệu ảnh vệ tinh có khả năng thu nhận hình ảnh mặt đất một cách tức thời, liên tục trên phạm vi rộng, mang tính khách quan, được lặp lại theo chu kì, có độ chính xác cao và đồng nhất ở mọi thời điểm.

Viễn thám được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thành lập các bản đồ hiện trạng tài nguyên môi trường, phân tích sự biến động đường bờ biển, theo dõi, giám sát hiện tượng ngập úng do bão lụt, cháy rừng, giám sát độ nhiễm mặn vùng đất ven biển, biến động đất rừng...vv.

Do đó, viễn thám đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, quy hoạch, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Sử dụng công nghệ tích hợp tư liệu viễn thám và GIS cho phép tạo nên một giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích biến động hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định nhanh trên phạm vi rộng với giá thành thấp so với phương pháp truyền thống.

Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ở mũi Cà Mau

Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia Công ước Ramsar về vùng nước ngập nước, và tính đến năm 2013, Việt Nam đã có 5 vùng đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar.

W-rungngap-1.png
Một góc rừng ngập mặn

Trong đó VQG Mũi Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên 41.862 ha, bao gồm diện tích đất liền 15.262 ha và diện tích đất ven biển 26.000ha, với nhiều phân khu chức năng như: bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái, bảo tồn biển... .

Hiện nay, do nhu cầu phát triển kinh tế, các mô hình sinh thái như: nuôi trồng thủy sản, nghề cá và những công trình kiến trúc độc đáo của cư dân như: nhà bổi, hay công trình tôn giáo chùa chiền và nhà thờ pha trộn hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và kiến 2 trúc hiện đại, sự giao thoa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, cùng với tập quán nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản từ hệ thống đầm tôm và vây rộng hàng nghìn hecta đã làm cho diện tích ừng ngập mặn bị suy thoái nghiêm trọng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, thời gian qua, việc ứng dụng phần mềm viễn thám ENVI và hệ thống thông tin địa lý ArcGIS đã đưa ra được kết quả nghiên cứu đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn khu vực VQG Đất Mũi Cà Mau.

Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng hiệu quả tư liệu RS kết hợp với hệ thông tin địa lý trong phương pháp xử lý số đem lại tiện lợi trong quản lý, khai thác thông tin, lưu trữ kết quả, phục vụ công tác xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn.

Diện tích rừng ngập mặn tăng lên nguyên nhân là do địa phương đã bước đầu áp dụng những chính sách tích cực trong việc phục hồi rừng ngập mặn song song với phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình giải đoán do dữ liệu có độ phân giải thấp nên sẽ có có sai số do ảnh hưởng của khí quyển, mây mù nên trong quá trình phân loại có thể nhầm lẫn với các đối tượng khác. Để đảm bảo cho việc rừng ngập mặn không bị suy giảm về sau thì phải quán triệt tinh thần nội dung luật bảo vệ rừng và quy chế tới người dân có chương trình hỗ trợ trồng rừng hàng năm tuyên truyền cho người dân về vai trò của rừng ngập mặn. Cần tổ chức tập huấn hưỡng dẫn, phổ biến việc nuôi tôm kết hợp với rừng ngập mặn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nhận thấy tiện ích mang lại từ công nghệ viễn thám, Ban quản lý vườn Quốc gia Đất Mũi Cà Mau đã tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển cán bộ có kiến thức chuyên môn về RS và GIS để có thể sử dụng, vận hành được các kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những chính sách quản lý và phát triển bền vững.

Duy Khánh và nhóm PV, BTV