Tọa đàm có sự tham dự của các học giả, nhà văn hóa, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục và lãnh đạo các đơn vị của Bộ GD-ĐT.

Tham luận tại tọa đàm, các đại biểu khẳng định, văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, gia đình và bản thân. Do đó, xây dựng văn hóa học đường phải được coi là vấn đề trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục.

Văn hóa ứng xử trong trường học là hệ giá trị, tư tưởng, nhận thức về quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường với các sự vật, hiện tượng trong khuôn viên trường học và với chính bản thân, được thể hiện qua thái độ, hành vi, ngôn ngữ theo chuẩn mực văn hóa, đạo đức.

{keywords}
 

Tuy nhiên, theo các đại biểu, vấn đề văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, môi trường văn hóa học đường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Dư luận xã hội có nhiều quan ngại về sự xuống cấp của môi trường văn hóa xã hội nói chung và đã ảnh hưởng không nhỏ trong môi trường học đường.

Các đại biểu cũng đưa ra những khuyến nghị để xây dựng văn hóa học đường trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất những tiêu chí nhằm xây dựng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học, từ đó có được sự đồng thuận trong nhận thức, sự thống nhất trong hành động và tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về văn hóa ứng xử trong mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và học sinh, sinh viên.

Trong đó, nhấn mạnh vai trò gắn kết giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Các đại biểu cũng cho rằng, ngành Giáo dục cần phải xây dựng bộ tiêu chí cụ thể về ứng xử văn hóa trong nhà trường để các cơ sở giáo dục có căn cứ thực hiện.

Đánh giá cao các ý kiến tham luận tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, các ý kiến đóng góp sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng các mô hình văn hóa ứng xử tại các trường học trong thời gian tới.

Thứ trưởng cho hay, việc xây dựng văn hóa học đường nói chung và xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học cũng chính là mục tiêu toàn ngành đặt ra.

Thứ trưởng đề nghị, trên cơ sở những mô hình văn hóa ứng xử trong trường học đã phát huy tốt kết quả trong thời gian qua sẽ nhân rộng để tạo sức lan tỏa hơn nữa. Đặc biệt những mô hình trường học hạnh phúc; trường học xanh, sạch, đẹp cần được nhân rộng để tạo nên những ngôi trường có môi trường học tập thực sự an toàn, thân thiện, giáo dục tôn sư trọng đạo, hình thành hệ giá trị tốt đẹp cho học sinh, sinh viên. 

Hải Nguyên

'Tiên học lễ, hậu học văn': Văn hóa của dân tộc, sao lại đề xuất bỏ?

'Tiên học lễ, hậu học văn': Văn hóa của dân tộc, sao lại đề xuất bỏ?

Nhiều nhà sư phạm phản ứng trước đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" của GS Trần Ngọc Thêm. Bởi đây không đơn thuần là một triết lý về giáo dục mà còn là nét văn hóa đẹp của dân tộc.