Trong sự phát triển của kiến trúc từ ngày phôi thai, vật liệu đã đóng một vai trò rất quan trọng, đó chính là “bột” để gột nên “hồ” là các tác phẩm kiến trúc trường tồn với thời gian. Muốn kết nối từ vật liệu để thành tác phẩm kiến trúc, thì ngoài bàn tay, khối óc của con người, cần có phương pháp và công cụ tiến hành, đó chính là công nghệ. Như vậy, vật liệu và công nghệ chuyên sâu, trong suốt sự phát triển của kiến trúc đã luôn là những mảnh ghép không thể thiếu.
Ngày nay, khi kiến trúc đã vươn đến một tầm cao mới, hiện đại vượt bậc, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của phát triển nhân loại trong thời kỳ 4.0, thì vai trò của vật liệu và công nghệ càng cần thiết hơn bao giờ hết, cho mọi lĩnh vực, trong đó có kiến trúc.
Tuy nhiên ở Việt Nam, vai trò của vật liệu và công nghệ trong phát triển kiến trúc, dù đã được cố gắng nghiên cứu, xoay xở, ứng dụng, phát huy. Nhưng do sự kết nối này còn thiếu bài bản, đồng bộ và kịp thời, trên nền tảng xã hội vẫn đang ở tầm chưa cao so với các nước phát triển hàng đầu. Do vậy, vai trò của vật liệu và công nghệ tiên tiến với kiến trúc vẫn còn rất mờ nhạt. Sự hiểu biết về vai trò này đối với giới chuyên môn vẫn còn nhiều mơ hồ. Cả vật liệu và công nghệ gắn với kiến trúc cụ thể từng vùng miền một cách hợp lý, hiệu quả dường như còn chưa được đặt ra và giải quyết bài bản.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định: “Trong sự phát triển của kiến trúc từ ngày phôi thai, vật liệu đã đóng một vai trò rất quan trọng, đó chính là “bột” để gột nên “hồ” là các tác phẩm kiến trúc trường tồn với thời gian. Muốn kết nối từ vật liệu để thành tác phẩm kiến trúc thì ngoài bàn tay, khối óc của con người cần có phương pháp và công cụ tiến hành, đó chính là công nghệ.
Ngày nay, khi kiến trúc đã vươn đến một tầm cao mới, hiện đại vượt bậc, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của phát triển nhân loại trong thời kỳ 4.0, thì vai trò của vật liệu và công nghệ càng cần thiết hơn bao giờ hết, cho mọi lĩnh vực, trong đó có kiến trúc”.
Bài tham luận của TS. Trịnh Minh Đạt - Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng về chủ đề: Vật liệu xây dựng thích ứng khí hậu Việt Nam, cho biết, vật liệu xây dựng phát triển theo thời gian nhằm thích ứng với khí hậu (đáp ứng khả năng chịu lực, đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ theo thời gian), trong đó có thể chia làm ba nhóm chính bao gồm: vật liệu kết cấu, vật liệu bao che, và các loại vật liệu hoàn thiện công trình. Việc phát triển vật liệu xây dựng tính năng cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường cũng đồng thời là cơ sở cho kiến trúc hiện đại phát huy tính sáng tạo và trở thành xu hướng phát triển tất yếu gắn liền kiến trúc và vật liệu trong tương lai đối với nền kiến trúc Việt Nam.
Gặp gỡ mùa thu là hoạt động chuyên môn được Hội KTS Việt Nam tổ chức thường niên, luôn thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, KTS trên cả nước.