Trong chuyến "di cư lớn nhất thế giới", để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19, nhiều người Trung Quốc đã có những cách phòng bệnh sáng tạo.
|
Ga xe lửa ở phía Đông Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang |
Nhiều năm nay, về quê Tết Nguyên đán với người Trung Quốc còn được mệnh danh là đợt di cư lớn nhất thế giới. Một lần nữa, năm nay, hành trình về quê ăn Tết của hàng trăm triệu người Trung Quốc lại thêm phần khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
Năm thứ 3 liên tiếp, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại việc di chuyển ồ ạt của người dân trong đợt cao điểm nghỉ lễ - chính thức bắt đầu từ ngày 17/1 - sẽ gây ra sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Covid-19.
Sự bùng phát của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao trong những tuần gần đây đã làm tăng thêm những lo ngại này. Nó khiến các quan chức phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn virus. Việc đóng cửa các trung tâm thương mại, trường học và văn phòng đã trở thành chuyện bình thường, trong khi nguồn thư từ, hàng hoá quốc tế nằm trong diện nghi ngờ lây nhiễm.
Nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương một lần nữa không khuyến khích người dân thực hiện các chuyến đi đường dài trong dịp nghỉ Tết. Tuy nhiên, hàng triệu người dân nước này vẫn đang lựa chọn tiếp tục kế hoạch về quê. Đồng thời, họ cũng sử dụng một số cách sáng tạo để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm.
|
Nhà ga Thượng Hải ngày 22/1 |
|
Nhà ga Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam ngày 22/1 |
|
Ga xe lửa Trịnh Gia Trang, tỉnh Hà Bắc ngày 17/1 |
|
Nhà ga Bắc Kinh ngày 26/1 |
|
Nhà ga Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang ngày 17/1 |
|
Nhà ga Cam Lạc, tỉnh Tứ Xuyên ngày 25/1 |
|
Nhà ga Bắc Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 17/1 |
|
Nhà ga Bắc Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 17/1 |
|
Nhà ga Bắc Kinh ngày 26/1 |
|
Nhà ga Nam Thượng Hải ngày 24/1 |
|
Người lao động đi xe máy về quê ăn Tết ngày 24/1. |
Đăng Dương (Theo Sixth Tone)
Số tiền gần 30 triệu cần để mua vé máy bay về quê, lo Tết trở thành gánh nặng quá lớn với gia đình chị Huyền sau nhiều tháng thất nghiệp. Chị cùng chồng và hai con nhỏ đành ở lại TPHCM cho qua Tết.