Gần 1 thập kỉ kể từ sự cố môi trường 2008, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam mời báo chí đến “mục sở thị” hệ thống xử lý nước thải có giá trị lên tới 33 triệu USD và một lần nữa, xin lỗi nhân dân Việt Nam.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 31/3/2017, nhân 25 năm thành lập Vedan, công ty đã trích dẫn lời ông Yang Kun Hsiang- Tổng giám đốc điều hành (CEO) Vedan rằng sự cố môi trường năm 2008 của Vedan đã làm phiền lòng Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã tạo điều kiện và tin tưởng Vedan bấy lâu, công ty xin nhận trách nhiệm và một lần nữa chân thành xin lỗi người dân Việt Nam.

Sau hơn 8 năm vắng bóng trên truyền thông, Vedan chủ động “mở cửa thông tin” về công việc khắc phục sự cố năm 2008. Trình bày trước công luận về các chính sách đầu tư mạnh mẽ cho bảo vệ môi trường, cùng nhiều đóng góp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam suốt 25 năm qua, Vedan một lần nữa bày tỏ sự cầu thị và nhấn mạnh cam kết hoạt động lâu dài, đầu tư bền vững tại Việt Nam.

{keywords}

Họp báo ngày 31/3/2017: Tổng Giám đốc Vedan Việt Nam một lần nữa xin lỗi người dân Việt Nam vì sự cố môi trường 2008 (Ảnh: Dantri)

Nỗ lực khắc phục sự cố, dày công bảo vệ môi trường

Tại họp báo, lần đầu tiên tổ chức sau sự cố môi trường 2008, ông Yang Kun Hsiang nói: “Ngay sau sự cố, Vedan Việt Nam lập tức giảm sản lượng sản xuất để phù hợp với tiêu chuẩn xả thải. Đồng thời ký hợp đồng với công ty chuyên môn về môi trường để cải thiện ngay hệ thống xử lý lúc đó.

Song song đó là việc đầu tư 33 triệu USD xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường. Với khoản đầu tư lớn này, công suất thiết kế xử lý nước thải của Vedan đạt 9.300m3/ngày đêm, phù hợp với công suất xử lý lượng nước thải thực tế hiện tại là 6.000m3/ngày đêm (Lượng nước thải thực tế bằng 70% công suất thiết kế).

Theo trình bày của ông Yang Kun Hsiang, hệ thống xử lý nước thải rộng hàng chục nghìn m2 của Vedan bao gồm 6 công đoạn xử lý nước thải hiện đại đang vận hành.

Toàn bộ nước thải từ các nhà xưởng của Vedan được chảy vào hồ điều hòa nước thải chỉnh PH, sau đó đưa vào các bể bê tông khổng lồ UASB (bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kị khí).

Bước 2 và 3 nước thải được đưa lên khu vực khử Nitơ và bể hiếu khí bùn hoạt tính.

Bước 4 là công đoạn bể lắng tách bùn hoạt tính và đưa vào máy ép bùn.

Bước 5 nước thải được xử lý hóa lý (khu vực cao cấp)

Và bước 6 nước thải sẽ đi qua khu vực đặt máy quan trắc tự động (5 phút một lần gửi thông tin về Sở TN-MT Đồng Nai giám sát). Trước khi đưa ra môi trường, 100% nước thải của Vedan phải đạt Quy chuẩn VN40:2011/Bộ TNMT.

{keywords}

Bể nước tại trạm quan trắc một trong các cửa xả tại nhà máy Vedan VN (Đồng Nai). (Ảnh Nongnghiep.vn)

Quyết tâm đầu tư bền vững ở Việt Nam

Ngoài việc việc xây dựng thêm thiết bị tiên tiến để cải thiện, Công ty Vedan Việt Nam đã đạt được những chứng nhận ISO 14001 về bảo vệ môi trường, OHSAS 18001 về an toàn lao động, ISO 50001 về hệ thống quản lý năng lượng. Đồng thời thông qua việc nâng cấp và cải tiến liên tục hệ thống quản lý, công ty nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mỗi nhân viên để hoàn thiện hơn quy trình quản lý, lao động, sản xuất.

Đến tháng 1/2011, Vedan đã hoàn thành công tác bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường với số tiền bồi thường lên tới gần 219 tỷ đồng.

{keywords}

Công ty Vedan Việt Nam

Là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đầu tư vào Việt Nam từ 1991, tính đến nay Vedan Việt Nam đã có 25 năm đồng hành phát triển cùng kinh tế xã hội Việt Nam. Từ lúc hoạt động tại Việt Nam cho đến nay, số vốn đầu tư của Vedan vào Việt Nam đã đạt trên 540 triệu USD, những năm gần đây, mỗi năm Vedan đóng góp hơn 300 tỷ VNĐ tiền thuế cho ngân sách nhà nước. Vedan cũng tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều nông dân Việt Nam và hơn 3.800 công nhân viên đang làm việc trực tiếp tại công ty... 

Những nỗ lực đầu tư cho hệ thống xả thải và quản lý nhà máy suốt gần 1 thập kỉ qua của Vedan một lần nữa khẳng định quyết tâm bảo đảm môi trường, mong ước gắn bó và cam kết đầu tư lâu dài tại VN.

Q.H