Ông là một trong số những vị trạng nguyên kiệt xuất nhất sử Việt. Sinh thời, khi đi sứ đã lấy một người vợ người Cao Ly, hiện vẫn còn hậu duệ ở Hàn Quốc.
A. 2
B. 3
C. 4
Đáp án chính xác là 4. “Lưỡng quốc trạng nguyên” là danh hiệu cao quý dùng để chỉ những người vừa được phong làm trạng nguyên ở nước ta lẫn Trung Quốc. Theo các tài liệu lịch sử để lại, nước ta có 4 người từng được phong làm “lưỡng quốc trạng nguyên” gồm: Mạc Đĩnh Chi đời nhà Trần, Nguyễn Trực, Nguyễn Đăng Đạo và Nguyễn Nghiêu Tư đều sống dưới thời Hậu Lê.
A. Mạc Đĩnh Chi
B. Nguyễn Nghiêu Tư
Đáp án chính xác là Nguyễn Nghiêu Tư. “Trạng lợn” là biệt danh người đời dùng để chỉ trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư. Ông vốn xuất thân trong gia đình có cha làm nghề mổ lợn ở Bắc Ninh, hồi nhỏ lại có tên là Trư (lợn) nên dân gian vẫn quen gọi ông là Trạng lợn. Nguyễn Nghiêu Tư đỗ trạng năm 1448 dưới thời vua Lê Nhân Tông khi đã 65 tuổi, làm quan đến chức Thượng thư. Nhờ trí tuệ và ứng đối hơn người, ông nhiều lần được cử đi sứ nhà Minh. Sau những màn đối đáp xuất sắc, ông được vua Minh phong làm lưỡng quốc trạng nguyên.
C. Nguyễn Trực
A. Nguyễn Trực
B. Mạc Đĩnh Chi
Đáp án chính xác là Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi là trạng nguyên nổi tiếng triều Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở Chí Linh, Hải Dương, mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải đi đốn củi bán lấy tiền đi học, dáng người thấp bé, xấu xí, nhưng bù lại, Mạc Đĩnh Chi lại là người cực kỳ thông minh, học giỏi. Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, ông thi đỗ trạng nguyên. Nhờ thông minh, hiểu biết sâu rộng, ông nhiều lần được cử đi sứ sang nhà Nguyên, tại Trung Quốc ông tiếp tục chứng tỏ được tài năng xuất chúng, buộc vua Nguyên hết sức thán phục, phong ông làm Trạng nguyên Bắc triều. Mạc Đĩnh Chi là hậu duệ của Mạc Hiển Tích – người đỗ đầu trong một kỳ thi thời Lý. Vua Mạc Đăng Dung – Thái tổ của triều Mạc chính là hậu duệ của ông.
C. Nguyễn Đăng Đạo
A. Nguyễn Nghiêu Tư
B. Nguyễn Đăng Đạo
C. Nguyễn Trực
Đáp án chính xác là Nguyễn Trực. Trạng nguyên Nguyễn Trực (1417-1474) quê ở Hà Nội ngày nay, đỗ đầu trong kỳ thi năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông đã vinh dự trở thành vị trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nguyễn Trực là người thông minh xuất chúng, hội tụ đủ tài, đức nên rất được vua Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông yêu mến. Tương truyền, trong chuyến đi sứ phương Bắc, thấy triều đình nhà Minh tổ chức kỳ thi tiến sĩ, ông đăng ký dự thi và đỗ đầu.
A. Nguyễn Đăng Đạo
B. Nguyễn Nghiêu Tư
C. Mạc Đĩnh Chi
Đáp án chính xác là Mạc Đĩnh Chi. Trong một lần đi sứ nhà Nguyên tại Trung Quốc, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và sứ thần nước Cao Ly (Hàn Quốc và Triều Tiên ngày nay) vì mến tài của nhau đã kết giao, trở thành tri kỷ. Sau đó, theo lời mời, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đến thăm đất nước Cao Ly và cưới một người vợ ở đất nước này vốn là cháu gái của sứ thần Cao Ly. Sau này, người vợ ngoại quốc này đã sinh con trai, bắt đầu những thế hệ họ Mạc tiếp theo ở Hàn Quốc. Nhiều thế kỷ trôi qua, con cháu Mạc Đĩnh Chi ở xứ sở xa xôi vẫn khắc khoải tìm về cội nguồn.
Tiểu Uyên
Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?
Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Nguyễn Trực rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, vua Lê Nhân Tông đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng để bớt nhớ nhung.
Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt?
Dưới chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, vẫn có những người phụ nữ vượt lên tất cả, khẳng định được trí tuệ không hề thua kém những bậc nam giới.
Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?
Bên cạnh những thành tựu về văn học, cách đây hàng thế kỷ, cha ông chúng ta cũng đạt được những thành tựu toán học có giá trị đến mai sau.
Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
Ông là danh tướng lừng lẫy trong sử Việt, trước những lời dụ dỗ của giặc Mông - Nguyên, ông đã khảng khái trả lời “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?
“Tây Sơn ngũ phụng thư” là danh hiệu mà người đời dùng để nói về năm người nữ kiệt tài năng nhất của nhà Tây Sơn.