Họ Khúc là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.
A. Khúc Thừa Dụ
Đáp án chính xác là Khúc Thừa Dụ.
Khúc Thừa Dụ (905 - 907) là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng sử gia Lê Tung viết trong sách Việt giám thông khảo tổng luận gọi Khúc Thừa Dụ là Khúc Tiên chúa.
B. Khúc Hạo
C. Khúc Thừa Mỹ
A. Họ Cơ
Đáp án chính xác là họ Cơ.
Phả dòng họ Khúc ở Hoè Thị, Xuân Phương, Từ Liẻm, Hà Nội viết bằng chữ Hán năm Tân Sửu Thành Thái thứ 13 (1901) dịch năm Giáp Tuất 1994 khẳng định điều trên và nói rõ thêm: Họ Khúc nguyên thuỷ là họ Cơ vào khoảng sau đời nhà Chu (Trung Quốc) vốn là người thuộc nước Tấn. Từ đời Tấn Chiêu hầu phong chủ cho cụ Thành Sư ra cai trị đất Khúc Ốc nhân lấy tên đất làm tên họ và từ đó có tên họ là Khúc Ốc. Sau tên họ rút lại còn một chữ là “Khúc”.
Trải hơn 1000 năm đến đời Lý - Đường, cụ Khúc Hoàn làm Tiết độ sứ đất Trần Hứa. Quyển “Cẩm nang tính thị” chép: “Năm 756 được vua Đường cử Cụ làm Kinh lược sứ Giao Châu, Cụ cắm Dinh Hồng Châu rồi đưa con cháu, gia thuộc sang định cư tại đó. Từ đó trên đất Việt Nam có họ Khúc”.
Theo Phả Hoè Thị thì Khúc Thừa Dụ là đời thứ 4 của họ Khúc Việt Nam tính từ Tiết độ sứ Khúc Hoàn.
B. Họ Liệt
C. Họ Ngu
A. Cha - con
Đáp án chính xác là cha - con.
Khúc Hạo (907-917) hoặc Khúc Thừa Hạo, được suy tôn là Khúc Trung Chủ, là con của Khúc Thừa Dụ.
Khúc Thừa Dụ dựng đô ở La Thành, làm cho dân yên, nước trị. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị.
B. Anh - em
C.Ông - cháu
A. 2
B. 3
Đáp án chính xác là 3 đời.
Họ Khúc là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu Thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Họ Khúc truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, cai trị từ năm 905 tới năm 923 hoặc 930.
C. 4
A. Dương Đình Nghệ
B. Dương Quý Hiển
Đáp án chính xác là Dương Quý Hiển.
Đình Cúc Bồ còn được thờ Dương Quý Hiển người có công giúp Lý Thường Kiệt đánh Tống bình Chiêm được tôn thờ là thành hoàng làng. Dương Quý Hiển còn được truy phong Dương Trinh Hiển.
C. Lý Thường Kiệt
Phương Chi
Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.
Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?
Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.
Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.
Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?
Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.
Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.
Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?
Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.