1. Nguyên nhân chính khiến virus cúm rất khó bị tiêu diệt hoàn toàn là gì?

A. Virus cúm bền với môi trường

B. Virus cúm phát tán nhanh

C. Virus cúm có quá nhiều chủng

Đáp án: Có vô số chủng virus cúm đã được phát hiện. Chỉ tính riêng cúm A được nghiên cứu nhiều nhất đã có tới 144 chủng khác nhau. Con người có thể tìm ra vaccine phòng một số chủng thường gặp, nhưng với số lượng lớn và khả năng đột biến cao thì việc tiêu diệt hoàn toàn virus cúm là bất khả thi.

D. Virus cúm tồn tại ở dạng “ẩn” trong cơ thể

 

{keywords}

2. Biến chứng gây tử vong hàng đầu của virus cúm thường gặp là gì?

A. Suy tim

B. Viêm phổi

Đáp án: Cúm thường khởi phát với những triệu chứng nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, đau nhức người và tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng sẽ gây sốt cao, suy hô hấp do viêm phổi, tràn dịch màng phổi dẫn đến tử vong nhanh chóng.

C. Viêm màng ngoài tim

D. Xuất huyết tiêu hóa

 

3. Trong dịch cúm lớn nhất lịch sử vào năm 1918, tỉ lệ tử vong được ghi lại là?

A. 0,5% số người mắc

B. 1% số người mắc

C. 20% số người mắc

Đáp án: Khác với cúm thông thường chỉ có tỉ lệ tử vong chỉ là 0,1%, đại dịch cúm năm 1918 ghi nhận tỉ lệ tử vong dao động từ 2-20% số ca mắc. Nó cướp đi sinh mạng của gần 100 triệu người khắp thế giới, kể cả những vùng hẻo lánh như Bắc Cực và đảo xa xôi ngoài Thái Bình Dương.

D. 50% số người mắc

 

4. Trong nỗ lực chống lại bệnh cúm, đến nay con người phát minh ra loại thuốc duy nhất nào điều trị đặc hiệu cúm?

A. Thuốc kháng sinh

B. Thuốc kháng virus

Đáp án: Thông thường, bệnh cúm chỉ cần nghỉ ngơi và ăn uống để tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thêm loại thuốc kháng virus. Cần lưu ý, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng lên virus, đồng thời các loại thuốc ức chế miễn dịch càng làm virus phát triển mạnh mẽ hơn.

C. Thuốc ức chế miễn dịch

D. Thuốc tăng cường hệ miễn dịch

 

5. Trong đợt dịch cúm A/H5N1 hoành hành tại Việt nam, loài vật nào mang virus sau đó truyền sang người?

A. Lợn

B. Chuột

C. Gia cầm

Đáp án: Cúm A/H5N1 hay còn được biết tới với cái tên cúm gia cầm, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1997 tại Hồng Kông. Tính đến năm 2018, trên thế giới có 369 ca mắc thì đã có 234 người tử vong vì chủng cúm này. Indonesia và Việt Nam là 2 quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất trong dịch cúm A/H5N1.

D. Dơi

Trường Giang

Đại dịch cúm khủng khiếp trong lịch sử nhân loại từng giết chết 100 triệu người

Đại dịch cúm khủng khiếp trong lịch sử nhân loại từng giết chết 100 triệu người

 - Năm 1918 là năm xảy ra đại dịch cúm khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Nó đã cướp đi mạng sống của gần 100 triệu con người.