1. Vị trạng nguyên nào từng từ chối lấy công chúa làm vợ?

  • Mạc Đĩnh Chi
    0%
  • Nguyễn Trực
    0%
  • Đặng Công Chất
    0%
  • Nguyễn Đăng Đạo
    0%
Chính xác

Theo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Đặng Công Chất (1622-1683) đỗ khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (năm 1661), dưới thời vua Lê Thần Tông. Ông được đánh giá là người có tài kiêm văn võ, nội trị, ngoại giao và cũng là người có đạo đức, trung trực, liêm khiết.

Dù vậy, nghiệp lều chõng của ông không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, phải khi gần tứ thập, Đặng Công Chất mới thi đỗ trạng nguyên. Sau khi đỗ trạng, ông được vua Lê Thần Tông gả công chúa cho, tuy nhiên ông đã từ chối.

2. Vì sao ông từ chối lấy công chúa làm vợ?

  • Vì đã có vợ
    0%
  • Vì ưu tiên việc nước
    0%
  • Vì cảm thấy không xứng đáng
    0%
  • Vì cảm thấy không có mối lương duyên
    0%
Chính xác

Sau khi đỗ trạng nguyên, Đặng Công Chất được vua Lê Thần Tông gả công chúa cho, nhưng ông từ chối với lý do đã có vợ ở quê. Hành động này của ông làm vua Lê tức giận. Tuy nhiên, nhờ tài năng hơn người, ông vẫn được triều đình tin dùng sau đó.

3. Dân gian gọi ông bằng tên gì?

  • Trạng Chiếu
    0%
  • Trạng Lường
    0%
  • Trạng Gióng
    0%
  • Trạng Trình
    0%
Chính xác

Trạng nguyên Đặng Công Chất sinh ra tại làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, chốn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) nên được dân gian gọi là Trạng Gióng. Trang Gióng được triều Lê bổ dụng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Hữu thị lang Bộ Công, Binh bộ Thượng thư, Tham tụng (tể tướng). Khi ông qua đời, vua lấy làm thương tiếc, đặt tên hiệu là Trung Túc, tặng chức Lại bộ Thượng thư, Thiếu Bảo và tước Khánh Xuyên Bá.

4. Ông được cho là hậu duệ của ai?

  • Trần Quang Khải
    0%
  • Trần Quốc Tuấn
    0%
  • Trần Nhật Duật
    0%
  • Trần Khát Chân
    0%
Chính xác

Theo gia phả dòng họ, ông vốn mang họ Trần, hậu duệ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đời tổ tiên của ông tham gia khởi nghĩa chống triều đình, bị truy sát, phải đổi sang họ Đặng.

Ngoài ra, ông cũng được ghi chép “là người khẳng khái có chí lớn, không làm dinh thự và để của. Làm quan chẳng thiết lợi lộc, bao nhiêu bổng lộc đem cấp cho người thân thuộc, nhà không có của thừa… Lúc bé thường ăn canh mướp đến khi phú quý vẫn ăn canh mướp”.

5. Tướng nào từng từ chối lấy công chúa nhà Nguyên?

  • Yết Kiêu
    0%
  • Trần Khánh Dư
    0%
  • Trần Quang Khải
    0%
  • Nguyễn Khoái
    0%
Chính xác

Cùng Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô, Đại Hành, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu được biết đến là một trong những tướng trung thành, tài giỏi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo). Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, trong chuyến đi sứ phương Bắc sau chiến thắng năm 1288, Yết Kiêu được hoàng đế nhà Nguyên ngỏ ý gả công chúa cho nhưng ông từ chối. Ông lấy cớ về xin phép vua nhà Trần trước, sau đó không quay lại nữa.