1. Vị vua duy nhất đỗ trạng nguyên trong sử Việt là ai?

  • Đinh Tiên Hoàng
    0%
  • Lý Thái Tổ
    0%
  • Trần Anh Tông
    0%
  • Mạc Thái Tổ
    0%
Chính xác

Mạc Thái Tổ hay Mạc Đăng Dung (1483-1541) là người sáng lập triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam (tồn tại từ năm 1527 đến năm 1677). Dưới triều vua Lê Uy Mục, triều đình có tổ chức tuyển chọn Đô lực sĩ (Võ trạng nguyên), Mạc Đăng Dung đi thi và đỗ đầu.

Chỉ trong 20 năm, ông từ một người giữ chức nhỏ đã lên đến đỉnh cao quyền lực. Năm 1527, ông được phong làm An Hưng Vương. Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi. Nhà Mạc chính thức ra đời.

2. Nhà Mạc được đánh giá thịnh trị nhất dưới thời Mạc Đăng Dung, đúng hay sai?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Nhà Mạc được đánh giá thịnh trị nhất dưới thời vua Mạc Đăng Doanh (1530-1540). Là người “tính tình khoan hậu, giản dị, giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo”, Mạc Đăng Doanh đã tạo nên một thời kỳ hoàng kim của vương triều Mạc, “bấy giờ được mùa, nhà no người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình”.

Thời kỳ này được mô tả “mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều yên ổn”, hay “trúng mùa luôn, thóc rẻ gạo hơn, thuế nhẹ dịch ít, ai nấy đủ thư thái, lại thêm tư pháp nghiêm minh, quan lại thanh cần, trộm cướp mất tăm, đêm không nghe tiếng chó cắn, đi đường không ai thèm nhặt của rơi”.

3. Nhà Mạc trải qua mấy đời vua?

  • 4
    0%
  • 5
    0%
  • 6
    0%
  • 7
    0%
Chính xác

Trong 65 năm tồn tại chính thức, nhà Mạc trải qua 5 đời vua. Lên ngôi chưa đầy 3 năm, cuối năm 1529, Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) thấy “nhân tâm trong nước chưa yên” bèn rút lui khỏi chính sự, nhường ngôi cho con trai trưởng là Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông) để lên làm Thái thượng hoàng.

Năm 1540, Mạc Đăng Doanh chết, Mạc Đăng Dung đã chọn cháu nội (con trưởng của Đăng Doanh) là Mạc Phúc Hải (Mạc Hiến Tông) lên thay. Đến năm 1546, Phúc Hải chết, con trai trưởng là Mạc Phúc Nguyên (Mạc Tuyên Tông) lên thay mặc dù có nhiều ý kiến khuyên ngăn vì Phúc Nguyên khi ấy mới hai tuổi.

Khi Phúc Nguyên chết năm 1561, con trai của ông là Mạc Mậu Hợp lên thay. Giữ ngôi báu cho nhà Mạc được 30 năm thì Mậu Hợp bị quân đội Lê - Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại, kết thúc sự tồn tại chính thức của nhà Mạc.

4. Sau khi bị chúa Trịnh đánh bại, nhà Mạc chạy về trú ẩn ở vùng đất nào?

  • Yên Bái
    0%
  • Lạng Sơn
    0%
  • Cao Bằng
    0%
  • Phú Thọ
    0%
Chính xác

Năm 1592, nhà Mạc buộc phải bỏ Thăng Long, chạy về Hải Dương. Tiếp tục bị truy đuổi, tàn dư họ Mạc chạy về Cao Bằng định đô ở đây cho đến năm 1677 thì bị đánh đổ. Các sử gia nhà Nguyễn đánh giá khi rút về Cao Bằng, dù không đủ khả năng chống lại thế lực Lê - Trịnh, nhà Mạc chưa từng có ý đồ mượn sức mạnh quân sự của nhà Minh nhằm chiếm lại Thăng Long.

Di chúc của Mạc Ngọc Liễn, một vị quan lớn dưới triều nhà Mạc, có viết: “Nay khí vận nhà Mạc đã cạn, họ Lê hưng phục, đó là số trời đã định. Dân chúng vô tội mà mắc phải nạn binh đao, thật không nỡ. Cuối cùng, chớ nên mời quân Minh vào trong nước, khiến cho dân phải lầm than đau khổ. Đó là tội lớn, không có gì so được”.

5. Tỉnh, thành nào là quê hương của nhà Mạc?

  • Thanh Hóa
    0%
  • Hải Phòng
    0%
  • Hải Dương
    0%
  • Bắc Ninh
    0%
Chính xác

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, người lập ra nhà Mạc sinh ra ở đất Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay là Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Sau khi nhường ngôi cho con trai cả là Mạc Đăng Doanh để về quê hương làm thái thượng hoàng, Mạc Đăng Dung cho xây dựng tại đây một kinh đô thứ hai là Dương Kinh, tồn tại song song với kinh thành Thăng Long.

Dương Kinh bao gồm quần thể kiến trúc cung điện, lầu các với quy mô trải rộng. Nơi đây có đồn binh, kho lương và một trường Quốc học song song với Quốc Tử Giám tại Thăng Long.