1. Vị vua mắc căn bệnh kỳ lạ trên là ai?

A. Lý Anh Tông

B. Lý Thần Tông

Đáp án: Năm 1136, vua Lý Thần Tông khi ấy 21 tuổi bỗng nhiên mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, khắp người mọc lông, ngồi xổm chụp người, sớm tối gào rú như hổ, tiếng kêu đau đớn nghe kinh khiếp, đáng sợ. Triều đình đành phải làm cũi vàng nhốt vua vào rồi truyền gọi thái y khắp cả nước chữa bệnh cho vua. Nhưng đến cả ngàn người cũng đều bất lực.

C. Lý Thái Tông

D. Lý Huệ Tông

 

2. Người chữa được khỏi bệnh cho vua Lý là ai?

A. Lý Quốc Sư

Đáp án: Vào thời điểm đó, có đứa trẻ ở Chân Đinh lan truyền câu hát: “Muốn lành bệnh thiên tử/Phải tìm sư Minh Không”. Triều đình cho rằng đó chính là điềm báo, liền mời sư Minh Không vào cung chữa bệnh. Gặp vua, nhà sư quát: “Đấng trượng phu, giàu sang bốn bể, há lại làm ra những điều cuồng loạn này ư?”. Vua nghe thấy sợ hãi không gầm rú nữa. Sau đó, sư cho lấy một cái vạc lớn, đun sôi rồi tắm cho vua. Ngay lập tức bệnh tình đỡ hẳn; ít lâu sau thì khỏi hoàn toàn. Vua cảm kích ơn cứu mạng, phong cho sư Minh Không làm Lý Quốc Sư, ý chỉ vị quốc sư họ Lý.

B. Lý Thường Kiệt

C. Lý Chiêu Hoàng

D. Lý Long Tường

 

3. Nhà sư Minh Không trước khi được phong làm quốc sư họ Lý, ông có mang họ là?

A. Phạm

B. Đặng

C. Đỗ

D. Nguyễn

Đáp án: Nhà sư Minh Không tên đầy đủ là Nguyễn Minh Không . Ông là vị cao tăng đứng đầu tổ chức Phật giáo của triều đại nhà Lý. Ông cũng là người sáng lập nhiều ngôi chùa nhất lịch sử Việt Nam.

 

4. Không chỉ là vị cao tăng nổi tiếng, Lý Quốc Sư còn rất giỏi nghề nào?

A. Nghề làm gốm

B. Nghề nặn tượng

C. Nghề đúc đồng

Đáp án: Lý Quốc Sư được suy tôn là “Ông tổ nghề đúc đồng” của Việt Nam. Ông giúp dân ta phục hưng lại truyền thống có từ nền văn minh Đông Sơn. Ông cũng chính là người đúc tượng phật chùa Quỳnh Lâm, đúc đỉnh đồng trên tháp Báo Thiên, góp phần tạo nên An Nam Tứ Đại Khí – báu vật của Đại Việt thời Lý – Trần.

D. Nghề nấu phở

 

5. Vua Lý Thần Tông trong suốt thời gian cai trị của mình đã lãnh đạo nhân dân đánh tan đạo quân xâm lược nào?

A. Nhà Minh Trung Quốc

B. Quân Xiêm

C. Quân Chân Lạp

Đáp án: Dù lên ngôi vua khi mới 11 tuổi, Lý Thần Tông đã tin dùng những người phụ chính như Trương Bá Ngọc, Dương Anh Nhị và Lý Công Bình. Ông thực hiện chính sách cai trị khoan dung, giúp duy trì sự ổn định của Đại Việt. Năm 1128 và 1134, Chân Lạp liên quân với Chiêm Thành tiến đánh nước ta, Lý Thần Tông cùng các tướng đã đánh tan quân giặc. Từ đó về sau, 2 nước này luôn phải dè chừng uy thế của Đại Việt.

D. Quân đế quốc Khmer

 

Trường Giang

Trận đánh của pháo binh Việt Nam khiến tướng giặc tự sát vì bất lực

Trận đánh của pháo binh Việt Nam khiến tướng giặc tự sát vì bất lực

 - Binh chủng Pháo binh Việt Nam được coi là “sinh sau đẻ muộn” trên thế giới, thế nhưng không thiếu những trận đánh làm kẻ thù khiếp sợ. Điển hình trong số đó là trận khiến tướng Pháp phải tự sát vì bất lực.