Với tài kinh bang tế thế xuất sắc, ông được hậu thế ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, nhưng tiếc là, đến cuối đời lại chết bởi nghi án bị chính vợ mình đầu độc.
A. A. Lê Thánh Tông
Đáp án chính xác là Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông (1442-1497) có tên thật là Tư Thành, lúc nhỏ được gọi là hoàng tử Hiệu. Ông là con thứ 5 của nhà Hậu Lê. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua có “thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước”. Trong thời gian trị vì của mình, nhờ tài năng và đức độ hơn người, Lê Thánh Tông đã xây dựng được một quốc gia Đại Việt thịnh trị trên mọi lĩnh vực, đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
B. B. Lý Nhân Tông
C. C. Trần Nhân Tông
A. A. Võ nghệ
B. B. Văn thơ
Đáp án chính xác là văn thơ.
Lê Thánh Tông là vị vua có biệt tài văn thơ nhất của nước ta. Năm 1495, vua sáng lập ra Hội Tao Đàn tập hợp 28 người giỏi thơ văn nhất lúc bấy giờ, đích thân làm Nguyên súy. Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh...với khoảng hơn 300 bài bằng chữ Hán và chữ Nôm.
C. C. Hội họa
A. A. Hình Thư
B. B. Hình Luật
C. C. Hồng Đức
Đáp án chính xác là Bộ luật Hồng Đức.
Để ổn định tình hình xã hội, thời trị vì của mình, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ Quốc Triều Hình Luật – thường được gọi với tên thông dụng là Luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức có tất cả 13 chương với 722 điều, quy định trên tất cả các lĩnh vực. Cho đến nay, đây là bộ Luật duy nhất của nước ta ban hành trong thời phong kiến vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn.
A. A. Nguyễn Hiền
B. B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. C. Lương Thế Vinh
Đáp án chính xác là Lương Thế Vinh.
Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, giáo dục và khoa cử nước ta đều phát triển rực rỡ, nhiều khoa thi được triều đình đều đặn tổ chức, nhiều nhân tài xuất thân từ tầng lớp bình dân được triều đình trọng dụng, trạng lường Lương Thế Vinh là một trong những người như thế. Nhờ tài năng uyên bác hơn người, phẩm chất trong sáng, giản dị, Lương Thế Vinh được vua Lê Thánh Tông rất coi trọng, yêu thương. Khi biết Trạng Lường qua đời, vua đau buồn đến phát khóc, đích thân làm thơ bài tỏ sự tước nuối, trong đó có hai câu cuối như sau: “Khuất ngón tay than tài cái thế / lấy ai làm trạng nước Nam ta”.
A. A. Nguyễn Thị Anh
B. B. Nguyễn Nương
C. C. Nguyễn Hằng
Đáp án chính xác là Nguyễn Hằng.
Theo nhiều tư liệu để lại, năm 1497 vua Lê Thánh Tông mắc bậnh phù thũng, Quý phi Nguyễn Hằng, con gái của đại thần Nguyễn Đức Trung, vốn bị thất sủng lâu ngày, nên nảy lòng ghen gét, lấy cớ vào thăm bệnh rồi ngầm bôi thuốc vào tay, xoa lên những chỗ loét. Do vậy, bệnh Thánh Tông càng nặng thêm. Ngày 29 tháng 1 âm lịch năm 1497, nhà vua ngồi tựa ghế ngọc, chỉ định Hoàng thái tử lên kế ngôi. Ngày hôm sau, vua qua đời ở điện Bảo Quang, hưởng thọ 56 tuổi, trị vì quốc gia Đại Việt trong 38 năm (1460-1497).
Tiểu Uyên
Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.
Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?
Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.
Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.
Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?
Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.
Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.
Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?
Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.