XEM CLIP:

Chủ cơ sở thứ nhất là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1982) và chị Hồ Thị Thanh (SN 1990), ở xóm Nam Vực nuôi 14 cá thể hổ đã trưởng thành. Hai người này khai nhận, tự cải tạo chuồng trại với diện tích 80m2, bao bọc sắt thép chắc chắn.

Số hổ này được đưa từ Lào về nuôi từ khi còn nhỏ; đến nay mỗi con có trọng lượng đạt gần 200kg.

Chủ cơ sở thứ hai là bà Nguyễn Thị Định (SN 1971 ở xóm Phú Xuân), nuôi nhốt 3 cá thể hổ.

Bà Định đã xây dựng hệ thống tầng hầm nuôi hổ với diện tích 120m2. Mỗi cá thể hổ ở đây nặng từ 225kg đến 265kg.

Để nuôi hổ, các hộ gia đình này xây dựng hệ thống tầng hầm ngay trong khuôn viên gia đình.Trung bình mỗi hầm rộng 80 đến 120m2, được cấu tạo bằng các chuồng sắt kiên cố để nhốt từng con hổ riêng biệt. Muốn vào các hầm này phải qua các lớp cửa sắt có khóa.

Theo quan sát, căn nhà hai tầng khang trang của gia đình bà Thanh nằm trong con ngõ cách đường bê tông liên xã khoảng 100m.

Một số hàng xóm nơi các gia đình nuôi hộ trái phép bất ngờ khi Công an Nghệ An đưa hơn chục con hổ ra khỏi nhà. 

Đây là vụ án liên quan tới nuôi nhốt hổ trái phép lớn nhất Nghệ An từ trước tới nay bị phát hiện.

Trong tổng số 17 con hổ được giải cứu, hiện có 8 con đã bị chết chưa rõ nguyên nhân.

9 con hổ còn lại đang được thả chăm sóc tại Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu). 

Hiện vụ việc đang được lực lượng Công an Nghệ An tiếp tục điều tra, làm rõ.

Vì sao 8 con hổ trưởng thành chết bất thường trong quá trình giải cứu?

Vì sao 8 con hổ trưởng thành chết bất thường trong quá trình giải cứu?

Trong quá trình bắt giữ 17 cá thể hổ nuôi nhốt tại nhà dân ở Nghệ An, cơ quan chuyên môn phải dùng thuốc gây mê, trói chân và đưa hổ vào lồng sắt di chuyển lên xe tải. Tuy nhiên, 8 con hổ chết thì chưa rõ nguyên nhân. 

Xuân Bắc – Quốc Huy