Hôm 28/11 tại TP.HCM, 70 đại biểu là chuyên gia trong nước và quốc tế đã cùng thảo luận, đóng góp nội dung này tại Hội thảo quốc tế  "Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hoặc hạ nhục con người".

Các ý kiến, góp ý để nâng cao hiệu quả thực thi Công ước, cũng như để chuẩn bị cho việc trình bày và bảo vệ thành công Báo cáo tại Ủy ban Công ước trong thời gian tới.

W-hoithao.png
Quang cảnh hội thảo

Ngay sau khi trở thành thành viên của Công ước chống tra tấn vào ngày 17/3/2015, Việt Nam phải thực thi các nhiệm vụ theo Công ước. Bên cạnh những nỗ lực nội luật hóa pháp luật của Việt Nam để phù hợp với Công ước, một trong các nhiệm vụ đó là xây dựng và bảo vệ "Báo cáo quốc gia" về thực thi Công ước.

Bộ Công an thông tin cho biết đã 3 lần nộp Báo cáo lên Ủy ban Công ước.  8 chuyên đề được thảo luận tại Hội thảo cung cấp nhiều thông tin hữu ích về việc triển khai thực thi Công ước, từ giáo dục nâng cao nhận thức, tới hoàn thiện pháp luật, các biện pháp bảo vệ quyền con người trong tạm giữ, tạm giam, cũng như những vấn đề liên quan đến tố tụng, việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.

Từ năm 2019 đến nay, Quốc hội đã thông qua, sửa đổi, ban hành hơn 70 luật liên quan đến đảm bảo quyền con người, trong đó có nhiều bộ luật quan trọng liên quan đến việc thực thi Công ước chống tra tấn, như Bộ luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành tạm giữ tạm giam...

Thông qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức liên quan đến Công ước chống tra tấn, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về Công ước như trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức trong việc thực thi, đảm bảo quyền con người không bị tra tấn, không bị đối xử tàn bạo, vô nhân đạo.