Tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) sáng 5/12 diễn ra sự kiện đánh dấu mốc hoàn thành mục tiêu của chương trình “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”. Buổi lễ có sự tham dự của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận T.Ư; ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) cùng các đại biểu và nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

{keywords}
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bộ trưởng Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh uỷ Chẩu Văn Lâm; bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Hành chính – Nhân sự - Đối ngoại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trồng cây Khu di tích Lán Hang Thia

9 năm hành trình “triệu cây vươn cao cho Việt Nam xanh”

Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” do Vinamilk phối hợp với Bộ TN&MT triển khai từ năm 2012.

Tính đến cuối năm 2019, chương trình đã trồng được 851 nghìn cây các loại. Với việc trao tặng 270 nghìn cây xanh cho hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và Vinamilk đã chính thức cán đích với 1.121.000 cây được trồng trong hành trình phủ xanh Việt Nam suốt gần một thập kỷ.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Đến nay, chúng ta rất vui mừng khi thấy chương trình quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam do Bộ cùng vởi Công ty Vinamilk khởi xướng, đồng hành đã tạo sức lan tỏa lớn và phảt triển mạnh mẽ trong đời sống xã hội, được đông đảo người dân ủng hộ tham gia”.

Cụ thể, trong 9 năm qua, chương trình đã trồng và bàn giao hơn 1 triệu cây xanh các loại tại 56 địa điểm của 20 tỉnh, thành phố trên cả nước tập trung hướng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực như: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; tăng cường không gian xanh khu vực công cộng; góp phần giảm thiểu, ứng phó với các hiện tượng do biến đổi khí đang diễn ra tại nhiều địa phương. Đồng thời góp phần tôn tạo cảnh quan các khu tưởng niệm, di tích lịch sử có giá trị tinh thần với người dân cả nước.

{keywords}
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao tặng Bằng khen của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho Tập thể và các cá nhân đã có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2012-2020

Ngoài ra, mô hình giao cây và hỗ trợ người dân làm kinh tế rừng, như thực hiện tại Tuyên Quang, Thái Nguyên đã được Vinamilk và Quỹ 1 triệu cây xanh thực hiện từ những ngày đầu. Hình thức đã bước đầu cho thấy tác dụng tích cực, góp phần tối đa hóa hiệu quả mang lại cho cộng đồng. Đến nay, gần 590.000 cây giống có giá trị kinh tế đã được trao tặng cho người dân tại Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bình Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Với những đóng góp thiết thực cho cộng đồng và môi trường, Vinamilk và Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã được trao tặng giải thưởng cho Hoạt động Vì Môi trường Xuất sắc nhất (Giải đồng) trong khuôn khổ của Giải thưởng CSR toàn cầu 2020 và nhận được bằng khen từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.

{keywords}
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Hành chính – Nhân sự - Đối ngoại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trao biểu trưng tặng cây cho hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên

Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững

“Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường. Trên tinh thần đó, chương trình quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam là một điển hình cho sự nỗ lực và hành động vì môi trường, vì cuộc sống và vì tương lai của chúng ta. Kết quả này cũng đã cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững”, ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết, Bộ đã và đang tích cực huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng dân cư, các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài nước cùng góp sức, chung tay tham gia.

Theo ông, quá trình thực hiện chương trình đã tổng kết được nhiều bài học kinh nghiệm, cụ thể: Một là, cần có nghiên cứu đánh giá đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn về điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương, từng vùng để lựa chọn các giống, loài cây phù hợp, nhất là những cây trồng bản địa đã gắn bó hàng bao đời với hệ sinh thải tự nhiên, với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương.

Hai là, cần ưu tiên trồng những giống, loài cây có khả năng phục hồi, tải tạo hệ sinh thải rừng tự nhiên, có khả năng hấp thụ khí các-bon, để góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, gìn giữ đất đai.

Việc trồng trồng rừng cần theo theo cấu trúc rừng tự nhiên, nhiều loài, nhiều tầng lớp và không phát quang thảm thực vật; không khai thảo, sản xuất ở những khu vực xung yếu để bảo vệ, tạo lập những cảnh rừng đại ngàn ở khu vực xung yếu cho cảc thế hệ mai sau.

Bên cạnh đó, cần quan tâm quy hoạch quỹ đất trồng các loài cây để tôn tạo cảnh quan, quy hoạch không gian xanh trong quá trình phảt triển đô thị.

Hà An