Việc trao tặng danh hiệu cho các nghệ nhân dân gian lần này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thanh đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu.


Tối 19/9, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam cho các thanh đồng trong lĩnh vực thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu.

5 thủ nhang, bản đền, bản điện được công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian lần này đều là hội viên Câu lạc bộ đạo Mẫu, gồm Nguyễn Văn Tiến, Chủ đền An Thọ (đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội); Trần Thị Vân, Chủ đền phủ Quảng Cung (xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định); Phạm Thị Đoan Trang, Thủ nhang bản điện Phúc Quang Điện (110 Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng); Đỗ Thị Vui (22C Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) và Nguyễn thị Kim Loan, Chủ đền Tân La Vọng Từ (đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

{keywords}
Các thanh đồng, thủ nhang được vinh danh lần này

Bà Phạm Thị Đoan Trang, Thủ nhang bản điện Phúc Quang Điện chia sẻ: "Đây là vinh dự lớn lao mà tôi nhận được, đó là sự ghi nhận của Đảng và các cơ quan lãnh đạo tới những đóng góp to lớn của chúng tôi trong việc phát huy và gìn giữ đạo Mẫu tốt đẹp của dân tộc. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn, truyền dạy các giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại địa phương cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước cũng như gìn giữ nét văn hóa này không bị 'biến dạng' khi mà Việt Nam đã trình UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể".

{keywords}
Bà Phạm Thị Đoan Trang, Thủ nhang bản điện Phúc Quang Điện

GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ: "Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao cho những người có thành tích trong bảo tồn, phát huy những giá trị của văn hóa phi vật thể. Đó là những người có vai trò sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như ​ca trù, ​quan họ, ​hát Xoan, chầu văn. Việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện từ năm 2001; đến nay đã có gần 600 nghệ nhân được vinh danh. Hoạt động này  rất quan trọng trong việc tiến hành phong danh hiệu nhà nước “Nghệ nhân ưu tú,” “Nghệ nhân nhân dân” cho những người có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống"

Theo GS Ngô Đức Thịnh, đây chỉ là phong tặng trên tinh thần, tôn vinh các nghệ nhân trước cộng đồng chứ việc ưu đãi, chế độ với các nghệ nhân thì Hội không có điều kiện để hỗ trợ các thanh đồng, thủ nhang.

T.Lê