- Em bị phạm lỗi khi đi vào đường một chiều theo hướng ngược lại nên bị CSGT phạt, giữ giấy phép lái xe 7 ngày rồi mới đóng tiền phạt. Em phải đi làm xa, không có thời gian nên không thể đi đóng phạt cũng như lấy giấy tờ. Xin hỏi bây giờ luật giao thông có quy định thế nào về việc nộp phạt và nhận giấy tờ qua đường bưu điện?

CSCĐ không có quyền xử phạt xe "độ"?

Quyền lợi của giáo viên mầm non khi nghỉ không lương

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo Mục 3 của Nghị Quyết 10/NQ-CP của Chính Phủ có hiệu lực từ ngày 04/02/2016 thì:

3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể nộp phạt và nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua đường bưu điện.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thì:

2.Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.”

Như vậy, ngay từ thời điểm xảy ra vi phạm bạn phải đăng ký bằng cách bạn ghi và ký tên vào mặt sau Biên bản vi phạm (bản Công an lưu) nội dung “đăng ký nộp phạt qua bưu điện”. Sau đó, bạn có thể đến bưu cục gần nhất để nộp tiền phạt.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Hữu Lập – Công ty Luật Hợp Danh Anh Em Luật Sư, Quận 9, Tp.HCM, thuộc Cộng đồng Luật sư IURA.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Vi phạm giao thông khi 14 tuổi, xử phạt ra sao

Vi phạm giao thông khi 14 tuổi, xử phạt ra sao

Em trai tôi 14 tuổi điều khiển xe máy trên 50cm3 bị CSGT giữ lại. Em tôi mắc những lỗi sau: Không có giấy phép lái xe, không mũ bảo hiểm, chưa đủ tuổi.

Bồi thường tai nạn giao thông do lỗi hỗn hợp

Bồi thường tai nạn giao thông do lỗi hỗn hợp

Bố em qua đời do tai nạn giao thông gây ra bởi xe ôtô. Công an kết luận lỗi hỗn hợp, vậy cho em hỏi các mức hỗ trợ mà gia đình em nhận được gồm những gì?

Xử phạt khi cố tình chống đối cảnh sát giao thông

Xử phạt khi cố tình chống đối cảnh sát giao thông

Trường hợp người vi phạm giao thông cố tình chống đối CSGT, tìm cách bỏ chạy thì sẽ bị phạt thế nào thưa luật sư?