- Người dân trên địa bàn TP.HCM buộc phải phân loại rác thải trước khi đem vứt từ tháng 11/2018, nếu không sẽ bị từ chối thu gom.

Con không muốn cha thừa kế tài sản của mình

Làm thế nào để nhận trợ cấp thất nghiệp?

Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải rắn phải thực hiện phân loại theo quy định. Nếu không phân loại rác thải tại nguồn, vi phạm quy định bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng.

Dưới đây là cách phân loại rác thải tại nguồn. Chất thải rắn được phân thành 3 nhóm:

 - Chất thải hữu cơ dễ phân hủy là thức ăn thừa, lá cây, xác động vật, rau, củ, quả. 

{keywords}
Người dân TP.HCm phải phân loại rác thải trước khi đem vứt. Ảnh: VietNamNet

 - Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế là giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh.

 - Chất thải còn lại không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn rác thải (chất thải độc hại như vỏ hóa chất, pin đêm đến nơi thu gom chất thải độc hại).

Chất thải rắn phải được chứa trong túi rác, thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường, không quy định màu sắc, khuyến khích sử dụng túi màu trắng, xanh để chứa chất thải hữu cơ và màu khác (trừ màu trắng, xanh) để chứa chất thải còn lại. Sử dụng thùng rác chuyên dụng có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ và thùng rác có màu xám để chứa chất thải còn lại. Túi chứa chất thải hữu cơ hoặc túi chứa chất thải còn lại được phân biệt bằng các hình thức như dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi, màu sắc túi hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập kết hoặc giao cho đơn vị thu gom vận chuyển.

Chất thải hữu cơ sẽ được tổ chức thu gom vào các ngày thứ 2, tư, sáu, chủ nhật trong tuần. Chất thải còn lại sẽ được tổ chức thu gom vào các ngày thứ 3, năm, bảy trong tuần.

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Sở TNMT)

Đức Toàn