Kẹt chân ga xe ô tô tuy nó không xảy ra thường xuyên, nhưng khi bàn đạp ga bị trục trặc thì tình hình rất nguy hiểm. Trong thời gian ngắn, xe có thể được đẩy nhanh đến tốc độ cao và hệ thống phanh hoàn toàn vô dụng... Dưới đây là những việc cần làm nếu điều đó xảy ra.

1. Giữ bình tĩnh

Đa số những người khi đang tham gia giao thông mà không may bị kẹt chân ga, phản ứng đầu tiên sẽ là rất hoảng loạn.Trước tiên, phải thật bình tĩnh, tránh việc hoảng sợ gây ra mất kiểm soát, không thể xử lý tình huống.

{keywords}
 

Việc nắm rõ các chướng ngại vật và những gì đang xảy ra xung quanh xe là tối quan trọng trong trường hợp này. Bạn cần tìm cách đưa xe ra khỏi đường, hãy liên tục quan sát thông qua các gương chiếu hậu cũng như cửa sổ xe. Có thể bật đèn báo khẩn cấp.

2. Không tắt máy ngay khi đang bị kẹt chân ga

{keywords}
 

Do quán tính của xe, nên khi tắt máy khiến cho tốc độ của xe giảm đi không đáng kể. Thậm chí việc tắt máy khi xe bất ngờ bị kẹt chân ga còn vô hiệu hóa hệ thống trợ lái, làm cho tay lái bị cứng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn và vô cùng nguy hiểm khi xe đang ở tốc độ cao.

3. Không kéo phanh tay

{keywords}
 

Phanh tay được thiết kế với tác dụng giúp xe đứng yên trong trạng thái không hoạt động , hãm bánh sau giúp xe không bị trôi đi. Vì vậy nó không có tác dụng giúp dừng xe khi đang xe đang chuyển động và nếu xe bị kẹt chân ga, người lái vẫn cố tình phanh tay sẽ khiến hai bánh sau xe bị khóa lại làm cho xe bị trượt mất kiểm soát.

4. Dùng mũi bàn chân phải thử nâng bàn đạp ga lên

Đôi khi chỉ một động tác đơn giản này là đủ. Tránh dùng mũi chân trái vì sẽ gây vướng hơn, và bạn sẽ cần dùng chân trái để đạp côn và dừng xe bằng phương pháp khác nếu cách này không hiệu quả.

5. Đạp phanh hết cỡ

{keywords}
 

Với xe số sàn, đạp ngay chân phanh với lực đều đều, không đạp thốc, nhả nhiều lần vì trợ lực của phanh sẽ vô tác dụng. Sau đó đạp lút côn để cắt liên kết ngăn động cơ không truyền động xuống bánh xe vì khi bj kẹt chân xe, bánh xe chỉ chạy theo quán tính.

Với xe số tự động, đạp mạnh phanh và giữ đều chân phanh giống như xe số sàn nhưng tuyệt đối không được đạp côn.

6. Đưa số xe về N (mo)

Việc tiếp theo khi bị kẹt chân ga sau khi đạp phanh là giữ bình tĩnh ngắt truyền động của xe bằng cách đưa xe về N. Sau đó giữ tỉnh táo để điều khiển xe tránh va chạm và giảm tốc từ từ tránh mất kiểm soát.

7. Chờ xe về trạng thái dừng hoàn toàn, tắt máy gọi cứu hộ

{keywords}
 

Khi ngắt được truyền động của xe, người lái sử dụng phanh chân như bình thường để làm giảm tốc độ xe cho đến khi xe dừng hẳn. Đồng thời tìm cách điều khiển xe về nơi đỗ an toàn và khi xe dừng hẳn thì tắt máy.

Lúc này xe đã được an toàn, ra khỏi xe và gọi cứu hộ trợ giúp. Không nên cố gắng thử khởi động lại xe vì điều này rất nguy hiểm.

(Theo Báo Nghệ An)

Lái xe đạp nhầm chân ga: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Lái xe đạp nhầm chân ga: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Nhầm chân phanh và chân ga là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông đối với người lái xe ôtô.

Những lỗi thường gặp của ‘xế mới’ khi sử dụng và lái xe ô tô

Những lỗi thường gặp của ‘xế mới’ khi sử dụng và lái xe ô tô

Trong khoảng thời gian đầu khi sử dụng và lái xe, sử dụng xăng cao cấp, nhầm lẫn chân ga với chân phanh... là những lỗi thường gặp ở xế mới, biểu hiện của việc thiếu kinh nghiệm cũng như tâm lý lo ngại.

Lái xe không mang bảo hiểm dân sự, bị phạt bao nhiêu?

Lái xe không mang bảo hiểm dân sự, bị phạt bao nhiêu?

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang đầy đủ các giấy tờ theo luật đã quy định.

5 thói quen lái xe khiến người dùng mất tiền oan

5 thói quen lái xe khiến người dùng mất tiền oan

Một số mẹo hữu ích sẽ giúp người dùng lái xe tốt hơn, tăng tuổi thọ của động cơ, lốp xe và hộp số. Áp dụng thường xuyên có thể giúp chạy xe tiết kiệm nhiên liệu và không tốn nhiều tiền bạc vào việc bảo dưỡng xe.

Tài xế vừa lái xe buýt, vừa lướt web khiến nhiều hành khách bức xúc

Tài xế vừa lái xe buýt, vừa lướt web khiến nhiều hành khách bức xúc

Hình ảnh người tài xế vừa lái xe hai tay vừa cầm điện thoại lướt web trong khi xe đang chạy giữa đường phố đông đúc khiến nhiều hành khách bức xúc.

Có thể sử dụng bằng lái xe của Đức tại Việt Nam

Có thể sử dụng bằng lái xe của Đức tại Việt Nam

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, bằng lái xe của Đức là hợp lệ tại Việt Nam, theo công ước giao thông đường bộ 1968.