CVE-2019-1181 và CVE-2019-1182 là 2 lỗ hổng, điểm yếu an toàn thông tin mới được công bố, tồn tại trong dịch vụ truy cập máy tính từ xa (Remote Desktop Services) của Hệ điều hành Windows.

2 lỗ hổng này cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa để cài cắm mã độc và kiểm soát hệ thống mục tiêu. Đặc biệt khi đã có 1 máy trong mạng bị cài cắm mã độc thì các máy khác trong cùng vùng mạng cũng có thể bị khai thác và cài cắm mã độc một cách tự động.

{keywords}
Lỗ hổng bảo mật trên nhiều phiên bản hệ điều hành Windows 

Theo thống kê sơ bộ, Cục An toàn thông tin nhận thấy hiện nay có hơn 22.000 máy tính ở Việt Nam đang mở cổng RDP - Remote Desktop Protocol (TCP 3389) trên Internet, nếu các máy tính này chưa cập nhật bản vá thì sẽ trở thành mục tiêu khai thác đầu tiên và lây nhiễm sang các máy khác trong cùng vùng mạng.

Các lỗ hổng này Microsoft đã phát hành bản vá ngày 13/8/2019. Ngoài ra còn một số lỗ hổng khác trên dịch vụ Remote Desktop (CVE-2019-1222, CVE-2019-1223, CVE-2019-1224, CVE-2019-1225, CVE-2019-1226) cũng cho phép thực thi mã lệnh đã được Microsoft công bố và phát hành bản vá.

Để bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống các cuộc tấn công nguy hiểm, Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện cập nhật bản vá ngay cho các điểm yếu lỗ hổng này.

Trong trường hợp cần thiết, có thể liên hệ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục ATTT, số điện thoại: 024.3209.1616, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được hỗ trợ kịp thời.

H.N.

Giả mạo email, lừa cài cắm mã độc tại Việt Nam quá dễ

Giả mạo email, lừa cài cắm mã độc tại Việt Nam quá dễ

 Nếu nhận được email có địa chỉ na ná email của sếp, 90% người dùng Việt Nam sẽ bất chấp tất cả và click vào đường link trong bức thư này. Kỳ thực thì đây chính là những nguồn lây nhiễm mã độc.