Chiếc lọ kỳ lạ mà anh Shane Mears đào được dưới lòng đất |
Shane Mears có một niềm đam mê khá độc đáo - đó là kiếm tìm những cổ vật trong lòng đất.
Người đàn ông Mỹ 52 tuổi này hiện là nhân viên pha chế ở New Orleans. Thú vui của anh trong những lúc rảnh rỗi là khám phá lòng đất xung quanh vị trí những ngôi nhà cổ với hi vọng sẽ tìm thấy gì đó thú vị.
Mới đây, anh vừa được thoả ước mong.
Trong một bài đăng trên Facebook hồi tháng 6, Mears khẳng định anh đã đào được một chiếc “chai phù thuỷ” tại Algiers, bên bờ sông Mississippi.
Bên trong chiếc chai kỳ quái có chứa 1 chiếc răng, vài sợi tóc người, một con bọ hung và có lẽ là một ít nước tiểu.
“Nằm ở vị trí của một ngôi nhà cũ được xây từ những năm 1880, một vật như thế này có thể được sử dụng như một câu thần chú bảo vệ tài sản” - anh giải thích.
Rõ ràng Mears tỏ ra rất hào hứng với món đồ, nhưng do lịch sử mơ hồ của nó nên cư dân mạng đã đề nghị anh nên đặt nó về chỗ cũ.
Bài viết của Mears nhanh chóng được lan truyền, với hơn 1.300 người chia sẻ và bình luận.
Một người viết: “Anh cần đặt lại đúng chỗ cũ. Là tôi thì tôi sẽ không lấy nó”.
Một người khác nói thêm: “Hãy để nó lại. Tôi nhắc lại là hãy để nó lại chỗ cũ”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra lo ngại về cái chai. Một người khác hài hước bình luận: “Trông giống như chai đựng dầu oliu của hãng Olive Garden Italian”.
Một số ý kiến cho rằng nhiều người đang quá “mê tín”. “Tôi có bằng Lý thuyết học. Tôi có thể nói với anh chắc chắn rằng anh có thể làm bất cứ việc gì mà mình muốn với cái chai đó. Mê tín là niềm tin của những kẻ ngu dốt”.
Hiện Mears vẫn chưa biết nên làm gì với cái chai. Anh đang xem xét việc tặng lại nó cho bảo tàng.
Cả Bảo tàng Dược phẩm New Orleans và Bảo tàng Bộ sưu tập lịch sử New Orleans đều tỏ ra thích thú với vật thể lạ này, nhưng các chuyên gia của cả 2 bảo tàng đều cho biết họ chưa từng nghe thấy khái niệm “chai phù thuỷ”.
Câu chuyện có thật về 8 nhà khoa học sống trong nhà kính suốt 2 năm
Cách đây gần 30 năm, 8 nhà khoa học đã tham gia vào một thử nghiệm táo bạo: sống 2 năm trong một khối cầu đóng kín có tên là Biosphere 2.
Đăng Dương (Theo Mirror)