XEM CLIP:

Tìm đến ngôi nhà nhỏ ở khối Tân Thịnh (phường Cẩm An, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam), ngay từ đầu ngõ, tiếng lóc cóc của dùi đục đã vang lên. Từ xa, bóng dáng một người đàn ông nhỏ nhắn, đang loay hoay đục đẽo một gốc tre đặt trên bàn gỗ.

Anh là Huỳnh Phương Đỏ (50 tuổi), tiếp chúng tôi với nụ cười thật tươi, hàm răng sún vài ba cái của anh tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

“Đỏ điên” hay “Đỏ tre” là cái tên quen thuộc của người dân Hội An đặt cho anh. Tên này bắt nguồn từ việc anh đã biến những gốc tre vô tri vô giác thành các tác phẩm nghệ thuật.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
“Đỏ điên” hay “Đỏ tre” là cái tên quen thuộc của người dân Hội An đặt cho anh.
{keywords}
Từ những gốc tre anh Đỏ tạo ra hình khuôn mặt độc đáo.

Anh kể, vào khoảng năm 1988, anh bắt đầu tiếp cận nghề mộc, với những việc như thợ chạm, điêu khắc long, lân, quy, phụng… trên các thớ gỗ.

“Đến năm 2000, tôi ở với bố mẹ tại phố cổ Hội An, nước lụt năm đó lớn lắm. Tôi đang ngồi không biết làm gì, thấy có khóm tre trôi bồng bềnh tấp vào gần nhà nên ngứa tay ngứa chân, lôi nó vào đục thử, ai dè thành tác phẩm độc đáo. Đó là thời điểm tôi bắt đầu tiếp xúc, sáng tạo gốc tre thành các tác phẩm như bây giờ”, anh Đỏ nhớ lại khoảng thời gian bén duyên với gốc tre.

Với anh, những ngày đầu là thời gian vất vả nhất vì tạo tác phẩm chưa được thần thái, râu của khuôn mặt lúc đó chưa chạm được cằm, hay một số chi tiết không tinh tế như hiện nay…

Quyết tâm tìm tòi trên mạng internet, các sách vở lịch sử, anh chọn cho mình con đường tạo gốc tre thành những nhân vật lịch sử, hoặc truyền thuyết ở Việt Nam và trên thế giới.

{keywords}
 
{keywords}
Nhiều loại dùi đục lớn, nhỏ được anh sử dụng tạo tác phẩm độc đáo.
{keywords}
 
{keywords}
“Khi tạo hình khuôn mặt, một điểm khó mà người làm cần lưu ý đó là đôi mắt. Đôi mắt cần phải có hồn, biểu cảm được cảm xúc như: hỉ, nộ, ái ố…”, anh Đỏ nói.

Đang ngắm nghía một gốc tre, anh cười và thốt lên: “Ra rồi, gốc tre này có thể khắc được ông Phúc trong ba ông Phúc, Lộc, Thọ”.

Nghệ nhân Đỏ tiếp lời, đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất mà người điêu khắc gốc tre cần lưu ý. Bắt được dáng từ một gốc tre sần sùi không phải đơn giản, người làm cần phải xem nhiều nhân vật để dễ tưởng tượng.

Ví như gốc tre có rễ ngắn, chúng ta có thể dùng để làm một vị tổ sư đạt ma. Còn nếu rễ dài thì người làm có thể tạo thành một ông Quan Văn Trường, Phúc, Lộc, Thọ hoặc Trương Tam Phong…

Anh Đỏ sắm cho mình bàn chuyên dụng để tạo hình nhân vật với một giá bằng sắt cố định gốc tre, trên bàn có đủ dùi đục từ nhỏ đến lớn. Bằng những động tác nhanh nhẹn, người đàn ông nghiêm nghị, đặt gốc tre lên giá, căn chỉnh trước sau rồi vặn cố định.

Tiếng lóc cóc bắt đầu từ những dùi đục lớn tạo hình sơ bộ khuôn mặt, cứ thế, dùi nhỏ, rồi dùi lớn được nghệ nhân luân chuyển liên hồi, khuôn mặt dần dần hiện ra. Trong vòng chưa đầy 30 phút, một khuôn mặt ông Phúc (trong ba ông Phúc, Lộc, Thọ) hình thành.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Chưa đầy 30 phút, anh Đỏ đã tạo ra tác phẩm ông Phúc (trong Phúc, Lộc, Thọ) từ gốc tre sần sùi.

“Khi tạo hình khuôn mặt, một điểm khó nữa mà người làm cần lưu ý đó là đôi mắt. Đôi mắt cần phải có hồn, biểu cảm được cảm xúc như: hỉ, nộ, ái ố…

Phần nữa, đó là việc đục đến khoang miệng, làm thế nào để người xem thấy được điểm chân không ở đây khi chiêm ngưỡng tác phẩm”, anh Đỏ giải thích.

Sau khi tạo hình gương mặt, công đoạn tiếp theo là rửa qua nước, phơi khô và đánh giấy nhám để hoàn chỉnh.

Mỗi ngày, anh tạo được khoảng 15 tác phẩm. Khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, với 4 thợ được anh thuê thì hàng của anh sản xuất không kịp để bán cho khách…

Mong muốn một làng nghề

Gia đình anh có một cửa hàng nằm trên đường Bạch Đằng (TP. Hội An), du khách vào mua nhiều vì mặt hàng độc lạ. Cùng với đó, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Hà Nội, TP. HCM… đều đặt hàng từ anh Đỏ.

{keywords}
 
{keywords}
Mỗi ngày, anh tạo được khoảng 15 tác phẩm.
{keywords}
 
{keywords}
Mỗi tác phẩm trước đây có giá dao động từ 400.000 đến 500.000 đồng.

Mỗi tác phẩm trước đây có giá dao động từ 400.000 - 500.000 đồng, nhưng khi dịch bùng phát, lượng người mua giảm nên anh chỉ bán được với giá 200.000 đồng/sản phẩm. Giai đoạn này, những thợ anh thuê cũng tạm nghỉ.

Trò chuyện một hồi, mới biết được nghệ nhân này thạo đến 2 ngoại ngữ đó là Anh và Pháp: “Tôi học 6 năm trước vì mong muốn được nói chuyện với người nước ngoài, hai thứ tiếng đó tôi nói trôi chảy. Còn những tiếng như: Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc thì chỉ bập bẹ để giao dịch với khách”.

Khi hỏi xuất xứ những gốc tre, liệu có sợ thiếu hàng, anh Đỏ cười và đáp, các gốc tre này thường mua ở các dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh. Nguồn tre thì không sợ thiếu vì tre tự sinh, tự diệt rất nhanh. Quanh Hội An, Quế Sơn rất nhiều, mỗi gốc như vậy được anh mua với giá 15.000 đồng, nếu hết lại đến các tỉnh bạn như Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế…

Đang trò chuyện, anh Đỏ nhìn xa xăm rồi trầm tư: “Tôi mong có được một làng nghề về sản phẩm này. Tôi muốn nghề điêu khắc gốc tre này lan tỏa trên cả nước và thế giới. Tôi sẵn sàng đào tạo những người mong muốn được học… vì khi chết đi mình có mang theo được đâu”.

Dự định của anh Đỏ là mở một khóa học ngay tại phố cổ Hội An để khách du lịch tiếp cận cũng như giới thiệu nét đặc trưng của nghề này. Sau khóa học, du khách sẽ được mang sản phẩm của mình về.

Công Sáng

Du khách thích thú bay khinh khí cầu, ngắm Hội An từ độ cao 20 mét

Du khách thích thú bay khinh khí cầu, ngắm Hội An từ độ cao 20 mét

Nhiều du khách được phép lên khinh khí cầu bay trải nghiệm ở độ cao 20 mét. Chương trình “Ngày hội khinh khí cầu” do UBND TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức sáng 25/3 thu hút hàng ngàn du khách.