Khi các bà mẹ sinh bé thứ 2, họ luôn tất bật dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, chăm bé, thay tã... và hàng trăm công việc không tên khác.

Chính vì bận rộn như vậy, nhiều mẹ đã chọn cách nhờ bé lớn trông em, để mình rảnh tay làm việc.

Mọi người cho rằng đó là điều đúng đắn, giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, việc này có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến con. Chưa kể, sẽ có những tình huống bất trắc mà bạn không ngờ tới.

{keywords}
Lý do bạn không nên để con lớn trông em.

Dưới đây là những lý do bạn không nên để con lớn trông em nhỏ:

Áp lực lên tâm lý của trẻ 

Khi bạn nhờ con lớn trông em vài phút, chúng sẽ hào hứng. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, em bé ngoan, bạn không tiếc gì một lời khen dành cho con. Con còn cảm thấy tự hào vì mình thật có ích.

Thế nhưng, việc bạn thường xuyên để con lớn trông em bé, sẽ trở thành gánh nặng không mong muốn với chúng.

Bạn hãy nhớ rằng, chúng chưa đủ tuổi để nhận trách nhiệm phải trông em, lo cho sự an toàn của em trong khi bản thân chúng vẫn là đứa trẻ. 

Con chưa đủ khả năng xử lý các tình huống xấu

Bạn hãy nhớ, con bạn dù trên 12 tuổi cũng chưa đủ khả năng xử lý một số tình huống bất trắc xảy ra với em bé. Nếu có tai nạn xảy ra, con sẽ luôn có cảm giác tội lỗi, đè nặng trong tâm trí.

Bố mẹ để anh/chị trông em trong vài phút có thể chấp nhận được, tuy nhiên tuyệt đối không để chỉ hai đứa trẻ ở nhà với nhau, hoặc để anh/chị trông em nhiều hơn 5 phút.

Nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra khi để anh/chị trông em như: Em bé bỏng nước sôi, ngã từ cửa sổ hay xe đẩy, dị vật chui vào tai, lỗ mũi... Một đứa trẻ học tiểu học không thể bảo vệ em trước những tình huống này. Đôi khi chúng còn vô tình để xảy ra tai nạn vì bản tính tò mò, nghịch ngợm. 

Con không phải bảo mẫu

Nhiều gia đình chưa thuê được bảo mẫu chăm con nhỏ cho mình, chắc hẳn sẽ nhờ đến con lớn hỗ trợ trông em. 

Tuy nhiên, bạn đừng mong con sẽ có sự tận tâm, chuyên nghiệp. Vì chúng chỉ là những đứa trẻ đang trong giai đoạn học hỏi, còn chưa trưởng thành. Con chưa biết cách thay tã thuần thục, cho em bé ăn đúng cách, pha sữa hay khéo léo dỗ dành, cho em ngủ. 

Nếu để con làm những việc kể trên, bạn phải chấp nhận mọi thứ có thể sẽ bung bét hơn. 

Trường hợp không còn cách nào khác phải nhờ đến con lớn, bạn hãy đảm bảo, mọi việc phải phù hợp với thể trạng, lứa tuổi của con. Ví dụ, bạn có thể nhờ con đọc truyện cho em bé trước khi đi ngủ, để mắt đến em bé vài phút...

{keywords}
 

Các cha mẹ cần nhớ, đứa trẻ lớn không có lỗi gì khi bạn quyết định sinh thêm con. Chăm sóc con là trách nhiệm của cha mẹ. Đứa con lớn có thể sẵn sàng giúp bạn nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về bạn.

Nhiều cha mẹ trách móc đứa con lớn vì không trông chừng em cẩn tthận, để em khóc, em ngã... mà quên rằng, đứa lớn đó mới chỉ 7 tuổi, chúng nên được ai đó chăm sóc chứ không phải là chăm sóc một ai đó.

Con phải hy sinh tuổi thơ của chính mình

Những đứa trẻ là con duy nhất trong gia đình, sau khi tự dọn phòng, làm bài tập về nhà của mình, chúng có thể ra ngoài chơi, xem phim, làm bất cứ điều gì chúng muốn.

{keywords}
 

Còn những đứa trẻ có em ruột, thường phải dành thời gian trông em mà không được tham gia các hoạt động giải trí phù hợp lứa tuổi, không được làm việc chúng thích, vui chơi phát triển tư duy, thể chất.

Dường như, những đứa trẻ này phải trưởng thành khá sớm, hi sinh tuổi thơ của chính mình, chỉ để làm hài lòng bố mẹ. 

Bố mẹ chúng quên rằng, điều quan trọng với trẻ là để chúng vui chơi thay vì quẩn quanh với việc thay tã, pha sữa hay kiểm tra bài tập về nhà cho em.

Mối quan hệ giữa các con trở nên tồi tệ

Việc ép buộc con lớn trông em thường xuyên sẽ khiến chúng bực bội, khó chịu trong lòng. Con cho rằng, bố mẹ đang tạo áp lực, căng thẳng cho mình. Từ chỗ đó, con nảy sinh cảm giác tiêu cực với em bé. Lâu dần, con tỏ thái độ cáu kỉnh, thậm chí ghét em bé. 

{keywords}
 

Khi em bé lớn, chúng cảm nhận anh/chị không ưa mình, cũng phản ứng đáp trả.  Càng lớn, mối quan hệ giữa những đứa con của bạn càng căng thẳng, dễ gây gổ, đánh nhau. 

Trông em không phải là công việc bắt buộc của đứa trẻ

Trông em không phải là công việc bắt buộc của một đứa trẻ. Nếu bạn muốn bé trông em giúp bạn thường xuyên, bạn và bé phải thống nhất bé sẽ làm trong bao nhiêu tiếng, vào những ngày nào trong tuần.

Điều này giúp bé giữ thái độ tích cực hơn trong công việc, đồng thời tạo nên mối liên hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Khi nhờ con trông em, bạn cần bù lại khoảng thời gian đó cho con, để con có thể hoạt động theo sở thích, làm việc riêng tư.

10 điều cha mẹ không nên làm với con cái

10 điều cha mẹ không nên làm với con cái

Người lớn không thể sống hộ cuộc sống của con mình. Nhiệm vụ của chúng ta là đồng hành giúp các con phát triển và có được kinh nghiệm của riêng con từ những thất bại hay thành công.

Diệu Bình (Theo Brightside)