Vợ bỏ đi, phải gửi con cho hàng xóm nuôi giúp

Nguyễn Văn Chung (87 tuổi) quê Tứ Kỳ, Hải Dương. Những năm chiến tranh, ông vào Bình Dương sống rồi kết hôn với người vợ cùng quê, sinh lần lượt ba người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Ngọc và Nguyễn Thị Tâm.

Năm 1960, trong một lần vợ chồng cãi nhau, ông Chung nóng giận đã đánh vợ. Quá giận, bà Nhẽ - vợ ông, đã bỏ đi, để lại ba con nhỏ. Con gái họ - Nguyễn Thị Tâm khi đó mới hơn 9 tháng tuổi.

Cũng năm đó, ông Chung đi lính, đành phải gửi 3 con cho người hàng xóm nuôi giúp. Do Tâm còn nhỏ, hay ốm yếu nên người hàng xóm quyết định cho đi làm con nuôi.

Vợ chồng ông Lộc Văn Sáng cưới nhau mấy năm nhưng chưa có con đã nhận cô bé Tâm làm con nuôi. Ở với bố mẹ nuôi, Tâm được đặt tên khác là Lộc Thị Lệ.

{keywords}
Chị Tâm và ông Chung ngày gặp lại.

Chị Bình cho biết, trước đây, nhà bố mẹ chị và nhà ông Sáng chỉ cách nhau một con đường ở phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Khi đi học ở trường tiểu học gần nhà, chị có nhìn thấy em gái mình - Nguyễn Thị Tâm đi học cùng. "Nhìn thấy bảng tên trên áo em Tâm, tôi nhận ra đó là em gái mình", chị Bình nói.

Năm 1975, gia đình ông Sáng chuyển đến huyện Xuân Lộc, Đồng Nai sống. Vợ ông Chung bỏ đi mấy tháng cũng về xin đoàn tụ cùng chồng. Sau giải phóng, vợ chồng ông cũng đến xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, Đắk Lắk xây dựng kinh tế mới. Chị Tâm thất lạc bố mẹ ruột từ đó.

Lá thư tìm em gửi đi từ năm 2009

Đến nơi ở mới, vợ chồng ông Chung sinh thêm 4 người con nữa. Tuy nhiên, nỗi nhớ thương đứa con gái bị cho đi làm con nuôi khi chỉ mới mấy tháng tuổi của ông Chung không bao giờ nguôi.

Mấy chục năm qua, ông Chung muốn đi tìm con, nhưng không biết địa chỉ, thông tin liên lạc của gia đình ông Sáng. Một phần, nơi ông ở là vùng sâu vùng xa nên thông tin liên lạc, phương tiện đi lại khó khăn. 

Năm 2009, ông Chung, khi này đã 75 tuổi , có xem chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly. Ông thấy nhiều người thân tìm được nhau chỉ qua những manh mối nhỏ nên nói con gái lớn viết thư gửi cho chương trình nhờ tìm con gái út.

{keywords}
 Em gái nói gì, con gái lớn ông Chung viết ra giấy cho bố đọc. 

Nhà báo Thu Uyên cho biết, ban tổ chức chương trình nhận được thư con gái ông Chung gửi từ tháng 10/2009. Trong thư, con gái ông Chung cung cấp được nơi ở cũ của gia đình mình và gia đình ông Lộc Văn Sáng, cũng như đơn vị mà ông Sáng từng đóng quân.

Tuy nhiên, do các địa chỉ người gửi thư cung cấp thay đổi, người cần tìm cũng đến nơi ở mới nên phải mất hơn 10 năm sau việc tìm con gái cho ông Chung mới hoàn thành.

"Từ các địa chỉ trong lá thư mà người viết cung cấp, chúng tôi vẽ lại hành trình di chuyển của gia đình ông Lộc Văn Sáng để việc tìm người dễ hơn. May mắn, dòng họ Lộc ít người nên việc lần ra nơi ở của chị Tâm hiện tại dễ hơn một chút", nhà báo Thu Uyên nói.

Không nghĩ mình là con nuôi

Sau giải phóng, vợ chồng ông Lộc Văn Sáng chuyển đến huyện Xuân Lộc, Đồng Nai sống. Chị Tâm cũng lấy chồng, sinh lần lượt 4 người con ở mảnh đất này.

Nhà báo Thu Uyên cho biết, ban đầu, người chương trình liên lạc được với em gái của chị Tâm (con gái của ông Sáng) và người này không đồng ý cung cấp thông tin. "Đội tìm kiếm của chương trình phải xuống tận nơi ở, thuyết phục, em gái chị Tâm mới đồng ý", nhà báo Thu Uyên kể.

Gặp người của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, chị Tâm cho biết, từng nghe nhiều người bị lừa vì tin người lạ gọi điện đến nên các thành viên trong gia đình bảo nhau phải cảnh giác. Sau khi hai bên nói chuyện thân mật, chị Tâm mới sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình. 

Chị Tâm kể, ở với bố mẹ nuôi, chị được thương như con ruột nên không nghĩ mình là con nuôi. “Sau khi nhận nuôi tôi, bố mẹ sinh lần lượt được 7 người con nữa. Vậy là tổng cộng, bố mẹ có đến 8 người con (4 trai và 4 gái). Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ hết thương tôi”, chị Tâm xúc động nói.

{keywords}
Dòng tin nhắn ngày gặp lại.

Năm 10 tuổi, trong một lần ra chợ gần nhà, chị Tâm được một người phụ nữ mua  bát phở cho ăn. Chị ăn xong, người này nói: “Cháu là con nuôi của vợ chồng ông Sáng. Bố đẻ cháu là ông Chung - người ân nhân của cô. Trước đây, bố đẻ cháu có nhờ cô trông cháu giúp khi mẹ cháu bỏ đi”.

Còn nhỏ nên chị Tâm không phân biệt được thế nào là con ruột và con nuôi, nhưng chị vẫn hỏi chuyện bố mẹ thì được kể sự thật. “Sau đó, bố Sáng có đưa tôi đi gặp bố mẹ đẻ. Lúc đó, tôi có gặp bố Chung, chị Bình và chị Ngọc.

Gặp tôi, bố Chung ôm rồi nói: “Con gọi ba đi con” nhưng tôi không gọi được. Khi tôi về lại nhà bố Sáng, bố Chung có cho tôi lương khô và một cái áo mới. Lần khác, bố Chung có đến trường gặp rồi cho tôi 500 đồng”, Chị Tâm nhớ lại.

Người phụ nữ sinh năm 1960 cho biết, vì bị cho đi làm con nuôi khi chỉ mới mấy tháng tuổi, lại được bố mẹ nuôi yêu thương như con đẻ nên chị không phân biệt thế nào là con ruột, thế nào là con nuôi. "Mãi đến khi lấy chồng tôi mới phân biệt được", chị Tâm nói.

Chồng chị Tâm đã mất vì bệnh hai năm trước. Nhiều lần nghe vợ tâm sự chuyện gia đình, anh định chạy xe máy chở vợ về Phú Lợi hỏi thông tin về bố mẹ ruột và các chị để đi tìm, nhưng không thực hiện được vì nhiều lý do. 

"Mấy chục năm qua, tôi cứ nhớ hình ảnh bố Chung muốn tôi gọi bố nhưng tôi không gọi được. Tôi cứ nghĩ, chắc bố buồn và đau khổ lắm", chị Tâm chi sẻ.

Sau khi đối chiếu thông tin có nhiều trùng khớp, ban tổ chức chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly đã tổ chức một cuộc gặp cho bố con ông Chung. Ngày gặp lại, ông Chung đã 87 tuổi, tai bị điếc nên không thể nghe con gái nói. Vậy là, chị Tâm muốn nói gì thì người con gái lớn ông Chung phải viết ra giấy cho bố đọc.

Câu đầu tiên chị nói với bố trong buổi gặp đầu tiên sau 46 năm mất liên lạc: "Con thương ba và nhớ các chị em nhiều".

Nước mắt rưng rưng, ông Chung ôm con và nói hối hận vì quyết định để con rời xa vòng tay mình mấy chục năm trước. Sau đó, bố con họ kể cho nhau chuyện về gia đình và những nỗi nhớ thương trong hơn 46 năm năm mòn mỏi ngóng trông nhau.

Xem thêm video: Chuyện tình chồng Việt vợ Đài và 'bệnh viện sách cổ' đầu tiên tại Việt Nam

Tú Anh

Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau

Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau

Bán nhà trả nợ cho vợ xong, cụ Keo đưa gia đình ra khu chợ, quây bạt sinh sống. Vài năm sau, người cha này cho cả hai con gái đi làm con nuôi ở hai gia đình khác nhau.