Ann Dan tên thật là Đặng Hoài Anh, tốt nghiệp Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, làm việc tại báo Phụ nữ Việt Nam hơn 6 năm.

Năm 2017, khi công việc đang phát triển tốt, cô bất ngờ chuyển hướng, tìm cho mình một con đường mới, làm quản lý, marketing rồi trở thành một chuyên gia thương hiệu (đào tạo về xây dựng và phát triển thương hiệu) ngành làm đẹp.

Cô đã có những chia sẻ thẳng thắn về sự thay đổi trong quan điểm sống của phụ nữ ngày nay.

Nhiều bạn trẻ giỏi nhưng… ảo tưởng

{keywords}
Ann Dan cho rằng định kiến đàn ông chí ở bốn phương, phụ nữ ở nhà chăm lo, giữ lửa gia đình đã không còn đúng nữa.

Là chuyên gia thương hiệu ngành làm đẹp, tiếp xúc với nhiều phụ nữ, chị có nhận xét như thế nào về phụ nữ Việt Nam hiện đại?

Khi làm marketing, chúng tôi chia nhóm phụ nữ theo các thế hệ và phân tích những tính cách nổi bật. Trong đó, thế hệ X (sinh khoảng năm 1970 đến giữa những năm 1980) khá an phận, cam chịu. Thế hệ Y (sinh nửa cuối những năm 1980 đến khoảng 1996), đã có những người dám bứt phá nhưng chưa quá nhiều.

Đến thế hệ Z (sinh từ khoảng 1997 trở đi) thì cực kỳ giỏi. Họ luôn nỗ lực, muốn sống cuộc sống của mình, cho mình, thích trải nghiệm, khẳng định bản thân.

Giỏi là ưu điểm của các bạn trẻ thế hệ Z, họ có nhược điểm gì không, theo quan điểm của chị?

Có chứ, nhiều bạn tự tin quá mức về bản thân. Họ khẳng định cái tôi mạnh mẽ tới mức cực đoan. Dù luôn muốn khẳng định nhưng nhiều bạn trẻ lại không xác định được mục tiêu bởi thiếu người dẫn đường.

Chính khác biệt lớn về suy nghĩ với bố mẹ đẩy họ có khoảng cách với cha mẹ. Bản chất thế hệ X muốn ổn định và cũng muốn con họ như vậy nhưng những đứa trẻ Z lại không thích và không chấp nhận điều đó.

Nhiều người cũng muốn vượt lên khẳng định mình, tự chủ nhưng còn nhiều vướng mắc, định kiến, gia đình… Chị có đồng ý như vậy?

Tôi thích cách suy nghĩ rằng, con người có hai quyền rất hay đó là quyền lựa chọn và đánh đổi. Bạn lựa chọn tự chủ, đột phá thì bạn phải đánh đổi những thứ khác. Đó là điều đương nhiên.

Trước đây, có nhiều định kiến như đàn ông chí ở bốn phương, phụ nữ ở nhà chăm lo, giữ lửa gia đình. Thực chất, trong xã hội hiện đại điều đó không còn đúng nữa. Các bạn nữ, trẻ tuổi sinh từ năm 1993 trở đi rất bản lĩnh.

Không ít người còn biết cách kéo chồng hỗ trợ mình. Người đàn ông ở phía sau quản lý, làm maketting, quản lý nhân sự… nhưng thương hiệu đứng tên người vợ. Rất nhiều trường hợp cho thấy phụ nữ mới là người có tầm nhìn.

Nghĩa là có sự đổi giao vai trò giữa phụ nữ và nam giới?

Dần dần có sự dịch chuyển nghiêng về phía nữ giới. Phụ nữ ngày càng hướng tới sự hoàn hảo: vừa đẹp, vừa kiếm tiền giỏi lại còn khéo léo.

Ở bên cạnh đồng hành với họ phải là người có tầm hoặc là người phụ nữ sẽ học hỏi, động viên để người đàn ông đạt được tầm họ muốn.

Như thế vai trò người phụ nữ thêm nặng nề, họ vừa phải tự trau dồi bản thân, vừa lo kinh tế, làm đẹp, lại còn là điểm tựa, dẫn đường cho người đồng hành, chị thấy sao?

Một số thôi, chứ đàn ông hiện đại cũng giỏi mà. Số ít vẫn còn an phận, nhưng tôi thấy đa phần đều muốn tiến lên, học hỏi, ham kiếm tiền và thể hiện bản thân.

Phái đẹp đã bớt cam chịu

Quan điểm trong tình yêu và hôn nhân các thế hệ kể trên có khác nhau nhiều không, theo chị?

{keywords}
"Tôi cũng nhận ra, ngoài sự khéo léo, phụ nữ phải tự chủ, có giá trị".

Khác chứ, tỷ lệ ly hôn hiện tại có phần nhiều hơn. Giới trẻ họ bớt cam chịu, có cái tôi cá nhân. Phụ nữ có giá trị thì không phụ thuộc người đàn ông kia nữa.

Không như thế hệ trước, phụ nữ luôn được dạy phải hy sinh cho chồng con, chọn sống an nhàn để chồng kiếm tiền chính. Hiện giờ có sự bình đẳng trong mọi việc, nhiều gia đình phụ nữ kiếm tiền chính, đàn ông thấy vậy cũng phải cố gắng hơn.

Định nghĩa người phụ nữ thành công và hạnh phúc của chị trước đây và hiện giờ thay đổi như thế nào?

Thời điểm 24 tuổi, tôi nghĩ người phụ nữ hạnh phúc là người lấy được chồng tốt, mình cứ ngoan ngoãn, hiền lành là được hưởng thái bình. Sau nhiều biến cố, tôi mới nhận ra ngoan không đủ, mình cần khéo léo nữa.

Khi khéo léo thì được lòng mọi người, được lòng mọi người không khó. Quan trọng là mình có dám thay đổi hay không. Khi mình yêu quý và được yêu quý thì cuộc sống dễ thở lắm.

Đôi khi mọi người “Gato” với nhau, thấy một người phụ nữ được chồng yêu chiều lại bảo họ may mắn. Kỳ thực mình không hiểu họ đã phải trải qua những gì.

Những người yêu chiều vợ, bản thân họ là người tốt - đương nhiên. Nhưng chứng tỏ người phụ nữ đó cũng đủ tốt, khéo léo, tử tế, để xứng đáng được yêu chiều. Đàn ông thành công đương nhiên thông minh, họ biết điều gì là thứ đáng trân trọng.

Hiện giờ, tôi cũng nhận ra, ngoài sự khéo léo, phụ nữ phải tự chủ, có giá trị. Khi có đủ sự hiểu biết, khéo léo, yêu bản thân, tự chủ tài chính… thì bạn tự tin lắm, tới đâu cũng tỏa sáng. Lúc đó, phụ nữ không cần để ý thái độ của ai, không cần phải giữ ai mà đàn ông sẽ phải tìm cách giữ bạn.­

Cảm ơn chị đã chia sẻ!

Minh Lan

Bi kịch 20 triệu phụ nữ kết hôn với người đồng tính

Bi kịch 20 triệu phụ nữ kết hôn với người đồng tính

Hiện tượng ‘đồng thê’ (vợ người đồng tính nam) đã trở thành vấn nạn hôn nhân gây nhức nhối trong xã hội Trung Quốc.