Qua bộ sách gồm 5 cuốn: Thân mật, Hạnh phúc tại tâm, Can đảm, Sáng tạo và Đạo, tác giả Osho - bậc thầy tâm linh người Ấn Độ đã chỉ ra những nét đẹp nguyên sơ và thuần khiết nhất của con người.

'Tuổi 20 yêu dấu' của Nguyễn Huy Thiệp xuất bản tại Việt Nam

Trao giải cuộc thi thơ 2017-2018 của tạp chí Nhà văn và Tác phẩm

Thân mật không phải nói về vấn đề thể xác mà ý chỉ sự mở lòng. Là cho phép người khác đi vào trái tim bạn, nhìn vào tâm hồn bạn, thấy được những hố sâu trong đó, cảm nhận về bạn như cách bạn đang cảm nhận về chính mình.

Hạnh phúc tại tâm chính là biết chủ động chọn lựa theo trái tim mình. Bạn mới chính là người chịu trách nhiệm cho hành động của mình nên đừng bao giờ sống như cách mà người khác muốn. Vì như thế bạn sẽ chỉ đau khổ.

Yêu cuộc sống của mình, yêu công việc mình đang làm, yêu cả những mất mát, những đau khổ trong đời mình và hơn hết, yêu chính bản thân mình, bạn sẽ hạnh phúc.

{keywords}
Bộ sách truyền đi thông điệp của Osho: Con người cần phải sống một cuộc sống trọn vẹn, tràn ngập niềm vui và giống như một cuốn sách mở, luôn sẵn sàng cho bất cứ ai muốn đọc.

Can đảm, cũng giống như sợ hãi, đều là những gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Can đảm không phải là không biết sợ thứ gì, mà là rất sợ những vẫn chọn đương đầu với nỗi sợ ấy. Nếu không có can đảm, chúng ta sẽ không có cường quốc Mỹ như ngày nay, bởi sẽ không có một Columbus nào dám đi khám phá những vùng đất mới chưa từng xuất hiện trên bản đồ thế giới.

Nếu không có can đảm, làm sao xuất hiện những bậc hiền nhân như Đức Phật, Chúa Giê-su, Lão Tử,… những con người đã từ bỏ cuộc sống dễ dàng để bắt đầu một con đường khó khăn - giảng giải cho người đời về những điều “đúng”.

Bản chất của Sáng tạo chính là không bao giờ có sự xuất hiện của từ “phải”, bởi sự ép buộc sẽ tạo ra sự điên rồ. Hãy để cho tâm bình, làm cho tâm hồn trở nên thông suốt giống như một ống tre rỗng, khi đó, Chân lý sẽ hiển lộ và sự sáng tạo sẽ tuôn trào. Đây chính là cách mà những nghệ sĩ thực thụ như Picasso, Van Gogh, Mozart, Beethoven,… tạo nên những tuyệt tác cho nhân loại.

Cuối cùng là Đạo. Đạo nói rằng khi bạn áp dụng kỷ luật lên bản thân thì khi đó bạn chính là nô lệ. Nhưng nếu kỷ luật này là do bạn tự chiêm nghiệm, tự ngộ ra thì khi đó bạn trở thành người làm chủ nó. Đạo không phải Phật giáo, Ki tô giáo, Hindu,… bởi đó đều là Đạo của Đức Phật, của Jesus, của Krishna,… là Đạo của người khác, không phải của bạn.

Đạo của riêng bạn phải do bạn tự tìm. Những quan điểm của ông đi ngược với số đông, khác hẳn với những gì chúng ta được truyền dạy từ khi còn bé. Với cách nhìn mới lạ, Osho đã đánh thẳng vào điều mà từ trước đến nay chúng ta vẫn luôn tin tưởng.

Tuy nhiên, không vì vậy mà bộ sách mang lại cảm giác nặng nề, tiêu cực. Osho bày tỏ quan điểm của mình mạnh mẽ, dứt khoát nhưng lại không hề bó buộc hay luật lệ. Ông để cho chính bạn tự tranh luận, đối chất với đức tin của mình, từ đó tự nghiệm ra con đường thích hợp.

Những vấn đề tưởng chừng như khô khan, khó hiểu nhưng lại được Osho viết với phong thái nhẹ nhàng, dễ đọc, bất cứ ai cũng có thể hiểu. Osho đưa ra các dẫn chứng cụ thể, cùng với lập luận sắc bén khiến cho người đọc không thể không công nhận rằng: “Ông nói đúng”.

Thân mật, Hạnh phúc tại tâm, Can đảm, Sáng tạo và Đạo vốn không phải được viết với mục đích thay đổi suy nghĩ của bất kỳ ai. Đó chỉ đơn giản là một cách nhìn khác mà Osho muốn bạn thấy, để bạn tự vấn lại chính mình. Khi các tư tưởng dần thấm nhuần thân – trí – tâm của bạn thì bạn sẽ nhận ra đâu mới là bản ngã thật của mình và học cách chấp nhận nó.

Osho quan niệm rằng: “Con người cần phải sống một cuộc sống trọn vẹn, tràn ngập niềm vui và giống như một cuốn sách mở, luôn sẵn sàng cho bất cứ ai muốn đọc. Dĩ nhiên, nếu làm vậy, bạn sẽ không được ghi tên trong sử sách. Nhưng có tên trong sử sách để làm gì cơ chứ?” 

Tình Lê 

Những câu chuyện tại bệnh viện gây ám ảnh người đọc

Những câu chuyện tại bệnh viện gây ám ảnh người đọc

"Khi người nhà vây quanh, nắm tay bóp chân, động viên người bệnh, tôi đã hy vọng phép màu sẽ xảy ra, những nhịp tim đều đặn lại xuất hiện trên màn hình và ngón tay trỏ bất chợt nhấc lên. Nhưng, cuộc đời tàn nhẫn hơn rất nhiều lần!"

Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành

Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành

Các bài thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành nhận được sự chia sẻ, đánh giá rất cao từ các nhà phê bình như nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Trần Đăng Khoa.

'Tôi đã trở về trên núi cao': Một tập sách đáng đọc

'Tôi đã trở về trên núi cao': Một tập sách đáng đọc

Tập tản văn 'Tôi đã trở về trên núi cao' là cuốn sách thứ 19 của Đỗ Bích Thuý, sau 20 năm dịch chuyển từ miền núi về đô thị. Nói như nhà văn Nguyễn Văn Thọ, đó là 'một tập sách đáng đọc!".