Cuốn sách Nghệ thuật Huế (L’art à Hué) của tác giả Le’opold Cadière (1869-1955) - một nhà Việt Nam học hàng đầu, chủ bút của tập san B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux Hué, Tập san Những người bạn Cố đô Huế), một trong những tạp chí Nghiên cứu Việt Nam hay nhất Đông Dương nửa đầu thế kỷ 20 vừa đoạt giải B, Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4. Cuốn sách do Nhà xuất bản Thế giới và Nhã Nam Books phối hợp phát hành. 

{keywords}
 

Góc nhìn của Léopold Cadière là sự kết hợp từ đôi mắt lý tính, quy củ của một nhà nghiên cứu phương Tây với tâm hồn của một người yêu và hiểu Việt Nam. Do đó, những bài miêu tả, phân tích vừa mang tính trung lập, vừa xen lẫn phần nào tiếc nuối cho một nền nghệ thuật và cho những nghệ nhân vô danh lẽ ra đã có thể phát triển hơn nữa. Thêm vào đó là sự thông hiểu bối cảnh xã hội bản xứ và nỗ lực tìm tòi những đặc điểm riêng của Huế. Cuốn sách không chỉ kể cho độc giả nghe câu chuyện của những biểu tượng mà còn đem lại những giá trị nghiên cứu, tham khảo mang tính khách quan và đầy nhân văn.

{keywords}
Họa tiết rồng trên quạt.

Nguyên thủy L’art à Hué là chuyên khảo số 1 Janv-Mars, năm 1919 của B.A.V.H về nghệ thuật kinh đô Huế. Song, với hơn 200 phụ bản tranh, ảnh, đồ họa tái hiện chân thực nghệ thuật tạo tác của họa công, của nghệ nhân Huế đương thời, tác phẩm đã vượt quy mô một khảo cứu tạp chí mà trở thành một công trình độc lập có giá trị vượt thời gian.

Đây chính là một tuyển tập giàu có và tuyệt đẹp các mô típ, họa tiết của nghệ thuật kinh đô Huế và các tỉnh phụ cận của văn minh Việt Nam xưa. Chỉ riêng với nguồn tư liệu dồi dào, độc sáng, được phân loại và nhận xét rành rẽ thì Nghệ thuật Huế là một trong những số chuyên đề hay nhất của B.A.V.H .

{keywords}
Bình phong kỳ lân ở chùa.

"Lật giở những trang khảo cứu tỉ mỉ và cẩn trọng của Le’opold Cadière, những dòng chữ trăn trở về hồn xưa xứ An Nam của Edmond Cras - nhân viên ngân khố Trung kỳ, xem những trang hoạ tiết hồi văn, hoa điểu, muông thú và sống động bởi những nghệ nhân địa phương thời bấy giờ như các hoạ công Nguyễn Văn Nhơn, Tôn Thất Sa, Lê Văn Tùng, Trần Văn Phềnh,.. tôi tưởng như được sống lại trong một thế giới khác, thưởng thức được cả tài khéo lẫn phong vị của một nền văn hoá khác.

Tôi tự hỏi phải chăng chính cái tư duy khoa học phương Tây, với tinh thần tìm hiểu cẩn trọng cùng sự ân cần trìu mến đối với đối tượng nghiên cứu, đứng trước một thể tài vừa sâu sắc, vừa đa dạng như Nghệ thuật Huế, kết hợp với sự tài hoa và tinh tế qua từng nét vẽ của hoạ công Việt Nam, như ta có thể thấy qua từng trang của cuốn sách, đã làm nên một Nghệ thuật Huế công phu và trau chuốt đến dường ấy.

Xuất phát từ tình yêu dành cho đất nước và con người Việt Nam, Le’opold Cadière đã khởi xướng công trình này. Với độc giả ngày nay, Nghệ thuật Huế có thể được xem là một cuốn art book, một từ điển bằng tranh về nghệ thuật Huế nói riêng và Nghệ thuật Việt Nam xưa nói chung, nơi bạn có thể đắm mình cùng những hoa văn trang trí tưởng đơn sơ nhưng rút cuộc lại thi vị và có nguồn gốc sâu xa, những họa tiết tưởng như mới gặp lần đầu nhưng hóa ra lại gần gặn không ngờ, biến thể của nó ở đâu đó không hề xa nhà bạn. Vì lẽ ấy Nghệ thuật Huế, là một biểu tượng cho sự hòa hợp tốt đẹp giữa tinh thần Pháp và nghệ thuật Việt", ông Etienne Rolland-Piegue, Tham tán Văn hóa và hợp tác, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ. 

Video giới thiệu cuốn sách (Nguồn: Nhã Nam Books): 

Tình Lê

Giải B Sách quốc gia: Một tình yêu hồn hậu và mãnh liệt với đất nước

Giải B Sách quốc gia: Một tình yêu hồn hậu và mãnh liệt với đất nước

Toàn bộ tuyển tập thơ vừa đoạt giải của Trần Vàng Sao là những nỗi niềm đau đáu về nhân dân, đồng chí, đồng đội, đều toát lên một tình yêu hồn hậu và mãnh liệt với đất nước.