Bạo lực là một phần của thế giới. Gia đình và trường học nên là nơi trú ẩn an toàn cho trẻ.

Dấu hiệu cảnh báo

Các dấu hiệu cảnh báo sớm sẽ giúp cha mẹ và trường học giải quyết được nhu cầu của trẻ trước khi các vấn đề leo thang.

Nếu cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, hãy nói chuyện với trẻ về bất kỳ vấn đề nào mà chúng gặp phải. Bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong hành vi của trẻ cũng cần phải đặc biệt chú ý.

- Trẻ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi.

- Trẻ không thể kiểm soát được cơn giận dữ

- Trẻ thể hiện bạo lực trong câu chữ hoặc các bức hình vẽ.

- Trẻ ra tay tàn nhẫn với động vật.

- Trẻ thường xuyên đánh nhau.

- Trẻ xem rất nhiều chương trình bạo lực hoặc chơi nhiều trò chơi điện tử bạo lực.

- Trẻ sử dụng ma túy hoặc rượu

{keywords}

Các dấu hiệu cảnh báo sớm sẽ giúp cha mẹ và trường học giải quyết được nhu cầu của trẻ trước khi các vấn đề leo thang.

Cách giảm bạo lực tại nhà

Dành thời gian bên con sẽ giúp cha mẹ xây dựng mối quan hệ yêu thương với con cái. Điều này cũng sẽ khiến cho đứa trẻ yên tâm và giữ an toàn cho trẻ. Dưới đây là những điều bố mẹ có thể làm tại nhà để ngăn chặn bạo lực trẻ em.

- Duy trì sự ủng hộ, yêu thương với con cái là điều nên làm. Cha mẹ nên dành thời gian cho trẻ nhiều hơn.

- Cha mẹ có thể củng cố hành vi tích cực của trẻ bằng những lời khen ngợi thường xuyên.

- Cha mẹ cần giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Trẻ em sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân khi tự chúng có thể đứng lên trong những tình huống khó khăn ngoài cuộc sống.

- Thay vì đánh đòn hay làm những điều ảnh hưởng đến thân thể trẻ, có thể lựa chọn những biện pháp thay thế như đưa ra những hậu quả hoặc rút bỏ một đặc quyền nào đó.

- Học cách kiên nhẫn với con cái. Khi cha mẹ biết kiềm chế cơn giận, trẻ cũng sẽ học tập điều đó. Khi bực bội, hãy thể hiện bằng lời nói thay vì những hành động tiêu cực.

- Dạy trẻ giải quyết vấn đề bằng cách giữ bình tĩnh và cùng nhau xử lý xung đột. Khi cha mẹ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng, con cái cũng sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc.

- Nói chuyện và lắng nghe cảm xúc của con cái. Khi cha mẹ lắng nghe, con cái ít có khả năng gây ra những hành vi hung hãn.

- Hạn chế cho con tiếp xúc với những hành vi bạo lực trên truyền thông. Cha mẹ có thể giải thích rằng những hành vi bạo lực mà chúng thấy trên các chương trình truyền hình là đang thảo luận về hậu quả của bạo lực trong cuộc sống thực.

- Nếu trẻ nghe về bạo lực trong các bản tin, hãy cho trẻ nói về cảm xúc của chúng. Dành thời gian để lắng nghe cảm giác sợ hãi, buồn bã hoặc bối rối và trấn an chúng rằng, cha mẹ sẽ giúp giữ an toàn cho chúng.

- Hạn chế xem TV, theo dõi việc sử dụng TV, Internet, video và các trò chơi trên máy tính của trẻ.

- Cha mẹ cần biết con cái ở đâu, làm gì sau giờ học và làm bạn với bạn bè của chúng.

- Đọc sách với con.

- Xác định các nguy cơ khiến trẻ trở nên bạo lực.

An toàn tại trường học

- Cha mẹ cần xây dựng mối quan hệ với trường học và các tổ chức cộng đồng để thúc đẩy sự an toàn của trẻ. Hãy làm quen với các phụ huynh khác và thảo luận các vấn đề an toàn. Cha mẹ phải là người đứng ra bênh vực cho con cái.

- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của trường. Điều này trở nên quan trọng hơn khi những đứa trẻ càng lên lớp lớn.

- Làm việc với trường để thúc đẩy các chương trình an toàn trường học.

- Tìm hiểu về các chính sách về kỷ luật, bạo lực học đường.

- Yêu cầu trẻ thông báo khi có bất kỳ sự bắt nạt hay bạo lực nào.

- Khuyến khích con chơi với tất cả mọi người, kể cả những bạn có vẻ khác biệt thay vì chơi theo nhóm.

- Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc, không hung hăng khi đối mặt với những kẻ bắt nạt. Đặt tình huống và giúp trẻ thực hành để biết cách xử lý những tình huống bạo lực này.

- Dạy trẻ tránh xa những kẻ có hành vi bạo lực. Nếu kẻ bắt nạt gây ra những tổn hại về thân thể, hãy dạy trẻ cố gắng tránh xa và tìm sự giúp đỡ.

- Chiến đấu với kẻ bắt nạt có thể gây hại nhiều hơn. Vì vậy không nên khuyến khích trẻ làm điều này.

- Hãy để trẻ biết rằng đó không phải lỗi của chúng nếu chúng bị bắt nạt.

- Những kẻ bắt nạt thường chọn những đứa trẻ một mình. Dạy trẻ nên đi cùng những người khác.

Thúy Nga (Theo UPMC Children's Hospital of Pittsburgh)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục: "Lấy lời khai của học sinh là phản giáo dục"

Thứ trưởng Bộ Giáo dục: "Lấy lời khai của học sinh là phản giáo dục"

Liên quan việc lấy lời khai của học sinh về 231 cái tát, Thứ trưởng GD-ĐT cho rằng hiệu trưởng trường yếu nghiệp vụ, thiếu trách nhiệm.

Kiểm điểm nhà trường, thu hồi toàn bộ "lời khai" của học sinh về vụ 231 cái tát

Kiểm điểm nhà trường, thu hồi toàn bộ "lời khai" của học sinh về vụ 231 cái tát

Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh đã yêu cầu thu hồi và xử lý toàn bộ những bản khai của học sinh đã viết, kiểm điểm nghiêm túc về việc làm sai trái, không đúng thẩm quyền của nhà trường.

Lấy lời khai vụ 231 cái tát: Sao lại thanh minh kiểu ấy?

Lấy lời khai vụ 231 cái tát: Sao lại thanh minh kiểu ấy?

Việc thu thập thông tin để nắm đầy đủ bản chất sự việc là mong mỏi đúng, nhưng với đối tượng là trẻ thì cần một số nguyên tắc để không làm các em tổn thương.

Lấy lời khai của học sinh về 231 cái tát, hiệu trưởng nói gì?

Lấy lời khai của học sinh về 231 cái tát, hiệu trưởng nói gì?

Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đã cho học sinh trả lời 19 câu hỏi trong “phiếu điều tra” sau vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy yêu cầu các học sinh tát em Hoàng Long Nhật, lớp 6.2.

Con gái 10 tuổi quát nạt nhân viên, giám đốc hãng truyền hình xin từ chức

Con gái 10 tuổi quát nạt nhân viên, giám đốc hãng truyền hình xin từ chức

Giám đốc một hãng truyền hình của Hàn Quốc vừa tuyên bố từ chức vì cô con gái 10 tuổi nhiều lần hỗn láo với tài xế riêng.

Hiệu trưởng nhận 18 tháng tù vì phạt trẻ ăn mù tạt

Hiệu trưởng nhận 18 tháng tù vì phạt trẻ ăn mù tạt

Hiệu trưởng một trường mầm non ở Trung Quốc đã yêu cầu giáo viên thực hiện hình phạt ép trẻ ăn mù tạt ngoài tầm nhìn của camera giám sát. Tuy nhiên, hành động này không may đã bị camera ghi lại.