PGS.TS Trần Thị Hồng Hạnh - giảng viên Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ cách học tiếng Anh của thế hệ mình và bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

{keywords}
 PGS.TS Trần Hồng Hạnh

Học tiếng Anh thời 8x

Nhớ lại trải nghiệm học tiếng Anh của bản thân, PGS.TS Trần Hồng Hạnh chia sẻ: “Đối với thế hệ 7x và 8x đời đầu như tôi, lớp 6 mới phải học ngoại ngữ, môn học này với nhiều người là một môn học khá “khoai” và ít được để tâm. Bản thân tôi được học tiếng Anh từ năm lớp 3, nhưng lúc bấy giờ, việc học thêm tiếng Anh vẫn chưa phổ biến.

Gần nhà tôi có 1 trung tâm tiếng Anh buổi tối, thế là trẻ con trong khu tập thể, độ tuổi như nhau kéo đến “ê a vỡ lòng” tiếng Anh cùng cô giáo chuyên ngành… tiếng Nga mới bổ túc tiếng Anh để đi dạy. Sau này, vì thiên hướng thi đại học theo khối D mà bố mẹ tôi mới hỏi han, nhờ người quen giới thiệu để tìm “lò luyện thi” có tiếng cho con đi học thêm”.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và ở lại trường làm giảng viên, làm việc trong môi trường có nhiều sinh viên quốc tế học tiếng Việt ở khoa Ngôn ngữ học, cô phải thường xuyên sử dụng tiếng Anh để đọc, dịch tài liệu chuyên môn, tham gia các hội thảo nước ngoài và trao đổi học thuật với đồng nghiệp và sinh viên. Lúc này, tiếng Anh trở thành một công cụ thiết yếu.

Cô nhận thấy, vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh của mình “tàm tạm” để đọc hiểu tài liệu chuyên môn, trao đổi và viết bài nghiên cứu… Trái lại, khả năng nghe - nói tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Vì không được tiếp xúc sớm với tiếng Anh cũng góp phần khiến cho việc phát âm của cô thiếu tự tin, đôi lúc “ngọng nghịu”.

Cô Hồng Hạnh kể: “Có lần, sinh viên nước ngoài hỏi: “Cô Hạnh dạo này có bẩn không à?” (Cô Hạnh dạo này có bận không ạ?) làm tôi bật cười đầy cảm thông. Vì chắc có lúc mình phát âm tiếng Anh cũng “ngố” như vậy”.

Dễ dàng kết nối người dạy - học trong thời đại số

PGS.TS Hồng Hạnh cho biết: “Với thế hệ đầu 8x, TV là món đồ xa xỉ trong nhà, có được chiếc đài cát-sét nghe đã là oách lắm rồi, việc xem phim nghe nhạc tiếng Anh là khó và sang lắm, huống gì là học tiếng Anh với thầy cô bản ngữ. Trong khi đó, thế hệ trẻ ngày nay có thể học tiếng Anh dễ dàng hơn, mọi lúc mọi nơi. Các “ông thầy” Google, Youtube, Facebook, các ứng dụng trực tuyến… được người người biết đến và sử dụng”.

Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhiều phương thức sinh hoạt của cộng đồng, trong đó nổi bật với từ khóa “trực tuyến”. Làm việc trực tuyến, họp trực tuyến, hội thảo trực tuyến, mua sắm trực tuyến…, ngày càng nhiều người nhận thấy sự tiện dụng của các công cụ số.

Nếu như trước đây, bố mẹ phải hỏi han bạn bè, nhờ giới thiệu mới tìm được thầy/cô giáo ưng ý “vỡ lòng” tiếng Anh cho con. Ngày nay, việc tìm kiếm gia sư phù hợp cho con mình có thể dễ dàng qua các ứng dụng trực tuyến như Deetask.com. Theo đó, người tìm có thể xem xét miễn phí hồ sơ giáo viên rồi mới đưa ra quyết định theo nhu cầu và điều kiện tài chính.

PGS.TS Trần Hồng Hạnh cho rằng: “Cùng với việc dễ dàng tìm kiếm các giáo viên tốt, nhiều tiến bộ trong thời đại số cũng tạo điều kiện cho việc học ngoại ngữ từ sớm cho trẻ”.

{keywords}
 

Trẻ học tiếng Anh khi nào phù hợp?

PGS.TS Trần Hồng Hạnh chia sẻ, cô không ít lần bắt gặp câu hỏi: Khi nào nên cho con bắt đầu học tiếng Anh để trẻ có thể vừa giỏi ngoại ngữ lại vừa sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ?

Năm 2003, môn tiếng Anh đã trở thành môn tự chọn được giảng dạy từ lớp 3. Hiện nay, học sinh được làm quen với tiếng Anh từ lớp 1, để chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho việc học chính thức từ lớp 3.

PGS.TS Hồng Hạnh đánh giá: “Có thể coi đây là một sự đổi mới của chương trình giáo dục. Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu ngôn ngữ học đã chứng minh rằng: trẻ con học ngôn ngữ như một bản năng. Một đứa trẻ nếu được nuôi dưỡng, học tập trong môi trường song ngữ từ sớm cho đến tuổi trưởng thành, thì hoàn toàn có khả năng sử dụng song ngữ một cách thuần thục.

Vì vậy, bố mẹ không phải ngần ngại cho trẻ học tiếng Anh từ sớm, song song trau dồi tiếng mẹ đẻ cho trẻ; để một thế hệ trẻ 10x và những thế hệ tiếp sau này có thể giao tiếp tự tin hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”.

Tố Uyên